Chiến sự Trung Đông leo thang, đồng USD tăng mạnh

Chiến sự Trung Đông leo thang, đồng USD tăng mạnh

Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

09:31 02/10/2024

Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang tại Trung Đông, đồng USD đã ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong tuần qua. Cuộc tấn công tên lửa của Iran vào Israel đã thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm các tài sản an toàn, khi các nhà đầu tư lo ngại về khả năng xung đột lan rộng trong khu vực.

Trong phiên giao dịch thị trường châu Á, EUR/USD đang giao dịch tại mức 1.10. Trong khi đó, Đồng yên Nhật và đồng CHF, vốn được coi là các tài sản trú ẩn an toàn, duy trì ổn định ở mức USD/JPY 143.45 và USD/CHF 0.8463. Ngoài ra, NZD/USD giảm 715 pips xuống mức 0.6283, trong khi giá dầu tăng vọt 2.5%.

Chỉ số DXY tăng khoảng 0.5% lên 101.2 điểm, mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 25 tháng 9. Đà tăng này không chỉ do căng thẳng địa chính trị mà còn được hỗ trợ bởi số liệu việc làm mới tại Mỹ vượt dự kiến.

Cuộc tấn công của Iran vào đêm 1/10, với hơn 180 tên lửa đạn đạo nhắm vào Israel, là đòn trả đũa cho cái chết của các lãnh đạo Hezbollah, Hamas và thành viên quân đội Iran. Mặc dù chưa có báo cáo về thương vong, sự kiện này đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột rộng lớn hơn tại Trung Đông.

Đây không phải là lần đầu tiên Iran tấn công Israel. Vào tháng 4 năm ngoái, một cuộc tấn công tương tự đã xảy ra nhưng không gây thiệt hại lớn và cũng không tạo ra phản ứng kéo dài trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, việc Israel bắt đầu cuộc tấn công trên bộ chống lại Hezbollah và lời hứa sẽ đáp trả của Israel đã mở ra khả năng leo thang xung đột.

Các nhà phân tích từ ANZ nhấn mạnh rằng diễn biến tiếp theo của thị trường, đặc biệt là giá dầu, sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Israel. Câu hỏi được đặt ra là liệu Israel có tấn công vào quân đội hay ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran hay không.

Tâm lý thị trường căng thẳng cũng ảnh hưởng đến các đồng tiền khác. AUD/USD xuống mức 0.6883, mặc dù đà giảm này bị hạn chế bởi một số dữ liệu bán lẻ tích cực được công bố vào thứ Ba. GBP/USD giảm 72 pips và giữ ổn định ở mức 1.3278 trong phiên giao dịch tại thị trường châu Á.

Imre Speizer, chiến lược gia tại Westpac, nhận định rằng chiến sự Trung Đông rất khó đoán, nhưng nếu tình hình không tiếp tục diễn biến tiêu cực, tâm lý thị trường có thể phục hồi.

Tại New Zealand, một cuộc khảo sát các doanh nghiệp cho thấy áp lực lạm phát đang hạ nhiệt nhanh chóng đã làm tăng khả năng RBNZ sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào tuần tới. Westpac và BNZ đã điều chỉnh dự báo của họ, kỳ vọng mức cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản.

Bên cạnh căng thẳng địa chính trị, một số sự kiện quan trọng khác sẽ diễn ra trong tuần này. Ứng cử viên phó tổng thống của Cộng hòa JD Vance và ứng cử viên Dân chủ Tim Walz gặp nhau trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên và duy trong năm bầu cử 2024 và dữ liệu về việc làm khu vực tư nhân tại Mỹ dự kiến sẽ được công bố.

Cuộc đình công lịch sử của công nhân cảng ở bờ Đông và vùng Vịnh Mỹ, lần đầu tiên sau gần nửa thế kỷ, đang đe dọa làm tê liệt chuỗi cung ứng quốc gia. Sự kiện này có thể làm gián đoạn dòng chảy của gần một nửa lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, gây thêm áp lực lên nền kinh tế vốn đã chịu nhiều thách thức.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chứng khoán châu Âu lao đao do hy vọng hòa bình Ukraine suy giảm; CPI Vương quốc Anh tăng vọt
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán châu Âu lao đao do hy vọng hòa bình Ukraine suy giảm; CPI Vương quốc Anh tăng vọt

Các chỉ số chứng khoán châu Âu giảm nhẹ vào thứ Tư, khi nhà đầu tư đón nhận sự thất bại rõ ràng của các cuộc đàm phán hòa bình Ukraine cũng như lạm phát Vương quốc Anh cao hơn dự kiến. Chỉ số DAX index tại Đức giảm 0.2%, chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 0.3% và chỉ số FTSE 100 tại Vương quốc Anh giảm 0.2%.
Doanh số bán lẻ sắp tới, CEO Nvidia nói về kiểm soát chip của Mỹ - điều gì đang chi phối thị trường?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Doanh số bán lẻ sắp tới, CEO Nvidia nói về kiểm soát chip của Mỹ - điều gì đang chi phối thị trường?

HĐTL chứng khoán Mỹ giảm vào thứ Tư, sau khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng nhẹ gây áp lực lên thị trường chứng khoán trong phiên trước đó. Thị trường đang hướng tới báo cáo doanh số bán lẻ mới, với các nhà đầu tư mong muốn có cái nhìn sâu sắc về tác động của thuế quan trừng phạt của Tổng thống Donald Trump đối với giá cả. Giám đốc điều hành Nvidia (NASDAQ:NVDA) Jensen Huang bình luận về việc Mỹ hạn chế xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo sang Trung Quốc, trong khi lạm phát ở Vương quốc Anh tăng vọt.
Giám đốc Nvidia Jensen Huang lên án lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc là ‘một thất bại’
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giám đốc Nvidia Jensen Huang lên án lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc là ‘một thất bại’

Giám đốc điều hành Nvidia Jensen Huang đã lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận chip trí tuệ nhân tạo là “một thất bại”, vốn đã thúc đẩy các đối thủ Trung Quốc tăng tốc phát triển sản phẩm của riêng họ.
Căng thẳng Mỹ-Trung về chip có nguy cơ làm tổn hại thỏa thuận ngừng chiến thương mại
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Căng thẳng Mỹ-Trung về chip có nguy cơ làm tổn hại thỏa thuận ngừng chiến thương mại

Căng thẳng công nghệ Mỹ-Trung lại bùng phát, khi Bắc Kinh đe dọa hành động pháp lý chống lại bất kỳ ai thực thi các hạn chế của Washington đối với chip của Huawei Technologies, phủ bóng đen lên thỏa thuận ngừng chiến thương mại gần đây và các nỗ lực duy trì đối thoại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ