Các nhà xuất khẩu Trung Quốc trên Rednote kêu gọi người tiêu dùng nội địa "giải cứu" hàng hóa lẽ ra dành cho Hoa Kỳ

Diệu Linh
Junior Editor
Các nhà bán hàng Trung Quốc đã lên nền tảng Tiểu Hồng Thư (Rednote) kêu gọi người tiêu dùng địa phương mua hàng tồn kho do thuế quan của Hoa Kỳ.

Trong tuần qua, hàng chục nhà bán hàng đã livestream rao bán hàng hóa sản xuất cho khách hàng Hoa Kỳ, họ nói rằng họ thế bán cho Mỹ được nữa vì mức thuế suất 145% đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc do chính quyền của Tổng thống Donald Trump áp đặt.
Trong một buổi phát sóng trực tiếp, người dùng 'Đám Mây Dingding Đồ Gia Dụng Nước Ngoài' bán các thiết bị nhỏ, bao gồm nồi cơm điện, máy ép trái cây và máy nướng bánh mì đã nói với người xem: 'Hoa Kỳ đã vi phạm hợp đồng. Không vận chuyển sang Mỹ nữa! Tất cả đều được bán giảm giá 90%!'
Trong một video khác, người dùng 'Muzi Has Good Goods', người ta thấy hình ảnh một người chào hàng bán đồ gia dụng đã ngồi giữa các hộp có dấu 'container vận chuyển thương mại', người này nói rằng kho hàng đã chật kín vì họ không thể gửi các đơn hàng đến Hoa Kỳ.
Một số người bán đã bán các mặt hàng như cốc Costa Coffee, hầu hết là các nhãn hiệu không được biết đến rộng rãi ở nước ngoài, chẳng hạn như OSTMARS và APLX, là những hãng được bán trên Amazon.
Động thái này diễn ra khi Trung Quốc tuyên bố rằng họ sẽ giúp các nhà xuất khẩu Trung Quốc bán hàng hóa trong nước, quảng cáo thị trường tiêu dùng nội địa khổng lồ của mình như một giải pháp thay thế cho thị trường Hoa Kỳ sau thuế quan của Trump.
JD.com và chuỗi siêu thị Freshippo thuộc sở hữu của Alibaba nằm trong số các nhà bán lẻ và nền tảng thương mại điện tử đã tham gia phong trào này, JD.com cho biết họ có một quỹ trị giá 200 tỷ nhân dân tệ (27,35 tỷ đô la Mỹ) để giúp các nhà xuất khẩu của nước này bán sản phẩm của họ trong nước trong năm tới.
Tại Hội chợ Quảng Đông, hội chợ thương mại lớn nhất của Trung Quốc được tổ chức hai năm một lần tại thành phố Quảng Châu, các nhà xuất khẩu nói với Reuters hôm thứ Ba rằng thị trường Hoa Kỳ không còn phù hợp với họ.
Một số nguồn tin liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu cho biết họ hoài nghi về các buổi livestream bán hàng trên Tiểu Hồng Thư (Rednote), họ cho rằng chúng chỉ là chiêu trò marketing. Một nhà xuất khẩu Trung Quốc cho biết với Reuters (yêu cầu không nêu tên vì lý do riêng tư) rằng các nhà xuất khẩu thường nhắm đến thị trường khác nhau và sẽ chuyển trọng tâm sang các quốc gia khác nếu Hoa Kỳ không phải là một lựa chọn tốt.
Reuters đã liên hệ với 12 nhà bán hàng trên Rednote nhưng không nhận được bất kỳ phản hồi nào.
Các nhà phân tích cho biết các buổi phát sóng trực tiếp phù hợp với cách Trung Quốc phản ứng với áp lực bên ngoài và ngay cả khi chúng chỉ là chiêu trò marketing, thì vẫn sẽ hiệu quả.
Ashley Dudarenok, người sáng lập công ty tư vấn kỹ thuật số Chozan, cho biết: 'Ở Trung Quốc, người ta có một tâm lý rằng họ cần đoàn kết để chống lại sự bắt nạt của Hoa Kỳ', đồng thời cho biết thêm rằng các hashtag như 'đấu tranh', 'Trung Quốc có thể làm được' và 'cứu các nhà máy' đều đã xuất hiện sau đợt bùng phát xung đột thương mại mới nhất giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bà nói: 'Bằng cách nào đó, thuế quan của Trump có thể thực sự giúp thúc đẩy tâm lý người tiêu dùng của Trung Quốc, nó cho mọi người một lý do rất chính đáng để họ nên tiêu dùng, vì họ tiêu dùng cho đại cuộc, không phải cho riêng bản thân họ'.
reuters