Các ngân hàng trung ương mờ nhạt trước “cơn bão” Bitcoin

Các ngân hàng trung ương mờ nhạt trước “cơn bão” Bitcoin

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

15:01 17/12/2020

Fed đã bật đèn xanh cho tài sản rủi ro với sự chú ý quay trở lại gói kích thích tài khóa. Đồng USSD đang ở gần mức đáy của năm 2018, thúc đẩy chứng khoán các nước đang phát triển trong khi hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ và châu Âu cũng đang tăng. Và Giáng sinh đã đến sớm cho những người sở hữu Bitcoin.

Bằng cách không nêu rõ con số cần thiết trong định hướng chính sách và thay vào đó ám chỉ sự phục hồi “đáng kể” là cần thiết, Fed đã cho tín hiệu rằng chính sách nới lỏng và sự linh hoạt là những ý chính trong cuộc họp đêm hôm qua. “Dot plot” cho thấy Fed sẽ không tăng lãi suất cho đến 2023 ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 3.7% và lạm phát không vượt quá 2%. Đối với bong bóng tài sản thì sao? Chỉ số S&P 500 có thể đang được định quá quá cao, nhưng nó hoàn toàn bình thường khi xét đến tỷ suất sinh lợi phi rủi ro (risk-free rates of return) đang ở mức cực thấp – ít nhất là theo Powell.

Hiện tại, chương trình mua trái phiếu với tốc độ 4.4 tỷ GBP hàng tuần từ BOE có vẻ dễ xảy ra sau đợt mở rộng trong tháng 11, với các kịch bản đi kèm phụ thuộc vào kết quả Brexit. GBP đang ở gần mức đỉnh tháng 5 năm 2018 do đồng USD suy yếu, nhưng tỷ lệ đặt cược phản ánh thỏa thuận khoảng 75% cho một thỏa thuận Brexit so với mức dưới 50% một tuần trước. Rất nhiều sự lạc quan đã được phản ánh vào giá, điều này có thể trở nên đáng lo ngại với một vài tin đồn về lãi suất âm trong thời gian tới.

Trong khi đó, USD/CHF đang ở mức thấp nhất trong 5 năm, hướng tới cuộc họp của SNB với nhãn “quốc gia thao túng tiền tệ” không gây nhiều ảnh hưởng. Hội đồng Ngân hàng Norges nhiều khả năng sẽ không gây biến động lên NOK/SEK, với định hướng lãi suất có thể không thay đổi.

Và tôi đang xin ông già Noel một chút Bitcoin cho năm nay. Các dự báo về mốc $400,000 đang nhảy múa trong đầu trong khi tôi chuẩn bị nghỉ lễ. Năm vừa qua thật là vui, 2020 à. Bạn đã khiến tôi trở thành một tín đồ của Bitcoin, nhưng cái gì cũng nên thực tế một chút nhé!

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ