Các ngân hàng trung ương đối mặt thách thức từ sức ép lạm phát lớn do căng thẳng Ukraine

Các ngân hàng trung ương đối mặt thách thức từ sức ép lạm phát lớn do căng thẳng Ukraine

18:09 01/03/2022

Theo chuyên gia, căng thẳng Nga - Ukraine leo thang đã làm gia tăng mạnh những bất ổn kinh tế và diễn tiến của nó sẽ trở thành nhân tố chi phối, ảnh hưởng đến các thị trường.

Căng thẳng Nga - Ukraine đang làm trầm trọng thêm những vấn đề mà các ngân hàng trung ương phải đối mặt, như chi phí năng lượng tăng đẩy lạm phát ngày càng cao.

Giám đốc bộ phận kinh tế và tiền tệ tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) - cơ quan được mệnh danh là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương, ông Claudio Borio cho biết "căng thẳng Nga - Ukraine leo thang đã làm gia tăng mạnh những bất ổn kinh tế” và diễn tiến của nó sẽ trở thành nhân tố chi phối, ảnh hưởng đến các thị trường.

Ông Claudio Borio nhấn mạnh: “Trong bối cảnh đó, thách thức của các ngân hàng trung ương ngày càng trở nên phức tạp hơn khi áp lực lạm phát gia tăng ngay cả khi triển vọng tăng trưởng đã yếu đi”.

Giá năng lượng đã tăng vọt liên quan đến căng thẳng địa chính trị ở Đông Âu do lo ngại nguồn cung từ Nga ngày càng giảm hoặc bị cắt hoàn toàn. Giá dầu thô Brent đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014, trong khi giá khí đốt tự nhiên TTF của Hà Lan cũng tăng hơn 30% trong phiên giao dịch ngày 28/2.

Lạm phát tăng vọt đã đặt ra nhiều vấn đề đối với các ngân hàng trung ương về việc có nên tăng lãi suất hay không và tăng đến mức nào khi các nền kinh tế mở cửa trở lại sau khi các biện pháp hạn chế để chống đại dịch COVID-19 được dỡ bỏ.

Trước đó, ông Fabio Panetta, thành viên hội đồng điều hành của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết ECB nên có phản ứng thận trọng đối với sự bất ổn kinh tế liên quan đến tình hình Nga - Ukraine, do tình trạng căng thẳng "leo thang" này có nguy cơ làm gia tăng lạm phát và kìm hãm tăng trưởng trong Khu vực đồng euro (Eurozone).

Link gốc tại đây.

Theo Thời báo Ngân hàng

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bao giờ tài sản Mỹ mới "great again"? Không nhanh như chúng ta nghĩ

Bao giờ tài sản Mỹ mới "great again"? Không nhanh như chúng ta nghĩ

Giá cổ phiếu Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ trong tuần này sau thông báo rằng Mỹ và Trung Quốc đa xích lại gần nhau hơn. Đà giảm của S&P 500 kể từ đầu năm đã bị xóa sạch. Điều đó diễn ra sau tin tức Mỹ cắt giảm thuế quan đề xuất đối với hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống 30% trong 90 ngày, cùng với dữ liệu lạm phát tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, tin tức này thay đổi rất ít. Nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng việc đa dạng hóa danh mục khỏi đồng đô la Mỹ và cổ phiếu là hợp lý, đặc biệt khi USD chỉ phục hồi yếu ớt và lợi suất trái phiếu dài hạn ở Mỹ đang tăng lên.
Triển vọng Eurozone chịu sức ép từ bất ổn thương mại và lạm phát dịch vụ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Triển vọng Eurozone chịu sức ép từ bất ổn thương mại và lạm phát dịch vụ

Dữ liệu đầu quý hai cho thấy sản xuất khu vực đồng euro hồi phục nhẹ bất chấp bất ổn thương mại, nhưng ngành dịch vụ bắt đầu suy yếu. Lạm phát cơ bản tăng mạnh hơn dự kiến do giá dịch vụ cao, trong khi ECB duy trì lập trường dovish trước rủi ro từ chính sách thương mại Mỹ. Tăng trưởng quý đầu tiên khả quan, song triển vọng cả năm vẫn dưới tiềm năng do nhu cầu nước ngoài yếu.
Rủi ro lạm phát có thể giảm rất nhanh

Rủi ro lạm phát có thể giảm rất nhanh

Rủi ro lạm phát là một chủ đề được thảo luận đáng kể trên các phương tiện truyền thông chính thống trong vài năm qua. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi lạm phát tăng đột biến sau đại dịch năm 2020 do chi tiêu của người tiêu dùng (nhu cầu) tăng mạnh nhờ các khoản thanh toán kích thích và sản xuất (cung) bị đình trệ. Để hiểu tại sao điều đó xảy ra, chúng ta cần xem lại “Nguyên lý Kinh tế học cơ bản.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ