Các công ty dầu mỏ vẫn phải thắt chặt nguồn cung dù lệnh cấm dầu Nga của EU chưa ngã ngũ

Các công ty dầu mỏ vẫn phải thắt chặt nguồn cung dù lệnh cấm dầu Nga của EU chưa ngã ngũ

13:55 26/05/2022

Theo Reuters, ngày 26/5 - Giá dầu tăng vào thứ Năm, tiếp tục là một đợt tăng thận trọng trong tuần này do nguồn cung có dấu hiệu thắt chặt, trong khi Liên minh châu Âu (EU) và Hungary vẫn đang bất đồng ý kiến về kế hoạch cấm nhập khẩu từ Nga.

Các công ty dầu mỏ vẫn phải thắt chặt nguồn cung dù lệnh cấm dầu mỏ Nga của EU vẫn chưa chắc chắn.
Các công ty dầu mỏ vẫn phải thắt chặt nguồn cung dù lệnh cấm dầu mỏ Nga của EU vẫn chưa chắc chắn.

Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến ​​trong tuần tính đến ngày 20 tháng 5, sau khi xuất khẩu tăng vọt, đã thúc đẩy thị trường vào thứ Tư. Các nhà phân tích cho biết lượng hàng tồn kho và việc EU cấm vận dầu mỏ của Nga đã đẩy giá dầu lên cao hơn.

Stephen Innes, đối tác quản lý tại SPI Asset Management, cho biết: “hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra vào tuần tới sẽ tập trung thống nhất về việc cấm vận dầu Nga”.

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel hôm thứ Tư cho biết ông tin tưởng rằng có thể đạt được một thỏa thuận trước cuộc họp tiếp theo của hội đồng vào ngày 30 tháng 5.

Tuy nhiên, Hungary vẫn là một trở ngại đối với sự ủng hộ cần thiết cho các lệnh trừng phạt của EU. Hungary đang đòi khoảng 750 triệu euro (800 triệu USD) để nâng cấp các nhà máy lọc dầu và mở rộng đường ống dẫn dầu từ Croatia để có thể thay thế nguồn dầu từ Nga.

Ngay cả khi chưa có lệnh cấm chính thức, lượng dầu của Nga có sẵn trên thị trường sẽ ít hơn nhiều do các thương nhân tránh mua nhiên liệu và dầu thô từ nước này.

Theo các nhà phân tích của Tập đoàn ngân hàng Úc - Newzealand, hàng hóa từ các cảng Baltic sẽ có hành trình dài hơn khi đến các nhà máy lọc dầu ở châu Á, trong khi việc giao hàng đến Hà Lan và Pháp đã tạm dừng.

Nhà phân tích hàng hóa Vivek của Commonwealth Bank cho biết: Dự báo sản lượng dầu tăng lên mức cao kỷ lục 5,2 triệu thùng/ngày ở lưu vực Permian của Hoa Kỳ khó có thể lấp đầy khoảng cách 2 triệu đến 3 triệu thùng/ngày do thiếu hụt nguồn cung từ Nga.

Tuy nhiên, sự gia tăng của thị trường dầu trong tuần này đã bị kìm hãm bởi các lệnh phong toả COVID-19 nghiêm ngặt, làm gia tăng lo ngại về nhu cầu nhiên liệu giảm ở Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, và lo lắng về lạm phát dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm lại trên toàn cầu.

Mọi thắc mắc về thị trường hàng hoá và tư vấn đầu tư, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ MÔI GIỚI HÀNG HOÁ INVESTPLUS

Địa chỉ: Tầng 12, Toà nhà Ocean Park, Số 1, Đào Duy Anh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 024 3565 9222

Email: [email protected]

Website: https://commo.vn/

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang

Giá dầu giảm nhẹ sau khi tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ bất ngờ tăng, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu. Nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng giữa lúc Mỹ và Iran chuẩn bị bước vào vòng đàm phán hạt nhân mới, trong bối cảnh lo ngại Israel có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Triển vọng giá dầu vẫn chịu nhiều áp lực từ các yếu tố địa chính trị và cung-cầu.
Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ

Vàng một lần nữa nhận được sự hỗ trợ lớn từ các nhà đầu tư Trung Quốc, và nhu cầu từ đại lục đang giúp đẩy kim loại quý tiến gần hơn đến mức đỉnh lịch sử của tháng trước khi tất cả các cấp của hệ thống Trung Quốc dường như đang kỳ vọng vào kim loại quý này trong dài hạn.
Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông

HĐTL vàng kéo dài chuỗi tăng sang ngày thứ ba liên tiếp khi nhà đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông có khả năng leo thang. Hợp đồng tháng 6 năm 2025 giao dịch sôi động nhất tăng 34.50 USD, tương đương 1.05%, đóng cửa ở mức 3,319.10 USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ