BoJ liệu có can thiệp ngăn chặn đồng Yên tiếp tục rớt giá?

BoJ liệu có can thiệp ngăn chặn đồng Yên tiếp tục rớt giá?

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

14:44 25/04/2024

Thị trường đang lo ngại kịch bản can thiệp tiền tệ của Nhật Bản có thể tái diễn như tháng 9/2022, khi đó, BoJ đã vào cuộc để hỗ trợ đồng Yên sau khi duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ.

Hiện tại, đồng Yên đã suy yếu đáng kể so với thời điểm đó, trong khi lãi suất của Mỹ khó có khả năng giảm trong tương lai gần. Do đó, chỉ cần Thống đốc BoJ Kazuo Ueda không đưa ra bất kỳ bình luận với quan điểm hawkish nào vào thứ Sáu này cũng có thể khiến đồng Yên giảm mạnh. Theo phân tích từ Masato Kanda, quan chức tiền tệ hàng đầu của Bộ Tài chính Nhật Bản, mức tỷ giá USDJPY quan trọng cần theo dõi là 157.6.

Mặc dù USDJPY vượt mốc 155 lần đầu tiên trong hơn 30 năm vào thứ Tư, Bộ Tài chính Nhật Bản vẫn chưa có động thái mua vào để hỗ trợ đồng tiền. Tuy nhiên, tình hình có thể thay đổi chóng vánh. Nhiều yếu tố rủi ro tiềm ẩn có thể khiến đồng Yên giảm mạnh và buộc giới chức Tokyo phải hành động.

Các nhà giao dịch sẽ vô cùng thận trọng khi BoJ công bố tuyên bố chính sách và dự báo vào khoảng giữa trưa thứ Sáu, sau đó là cuộc họp báo của ông Ueda vào buổi chiều, và một lần nữa khi dữ liệu về thước đo lạm phát ưa thích của Fed được công bố. Ngoài ra, các ngày nghỉ lễ ở Nhật Bản vào thứ Hai và thứ Sáu tuần tới sẽ tiềm ẩn rủi ro về biến động thị trường do giao dịch ít.

Nhìn lại năm 2022, cuộc can thiệp của chính phủ đã có tác động và gây áp lực lên những người đang ở vị thế short đồng Yên trong một khoảng thời gian trước khi cặp USDJPY tiếp tục đi lên, Shoki Omori, chiến lược gia trưởng tại Mizuho Securities ở Tokyo cho biết. "Lãi vay ký quỹ quá hấp dẫn và nhà đầu tư sẽ tiếp tục có động lực để mua vào cặp tiền này."

Tháng trước, ông Kanda cho biết việc tỷ giá hối đoái biến động 4% trong hai tuần không phản ánh yếu tó cơ bản và là điều bất thường. Theo dữ liệu compiled by Bloomberg, ngưỡng này sẽ được chạm tới nếu USDJPY giảm xuống khoảng 157.60.

Tính đến 15:53 chiều thứ Năm tại Tokyo, USDJPY được giao dịch ở mức 155.62.

Đồng Yên vẫn chưa có biến động bất thường

"Nếu đồng Yên giảm giá sâu hơn, ví dụ như giảm 1-2 yên mỗi ngày so với đồng USD, do một sự kiện nào đó như quyết định của BoJ, thì khả năng can thiệp là rất cao", ông Tsutomu Soma, một nhà giao dịch trái phiếu và ngoại hối tại Monex cho biết.

Tuy nhiên, ông Soma nói: "Nhưng nếu đồng Yên dao động trong một phạm vi hẹp như hiện nay do rủi ro can thiệp, thì việc can thiệp sẽ khó có thể được chấp nhận. Rất nhiều nhà giao dịch và nhà đầu tư đang chờ đợi đồng USD/JPY giảm xuống do sự can thiệp, điều này cũng có nghĩa là tác động của nó có thể sẽ khá hạn chế."

Theo các chiến lược gia tại Nomura Securities bao gồm cả Yujiro Goto, rủi ro BoJ đưa ra thông báo chính sách khiến thị trường thất vọng sẽ làm giảm hiệu quả của việc can thiệp bất cứ lúc nào trước khi cuộc họp kết thúc. Hầu hết tất cả những người theo dõi BoJ được Bloomberg khảo sát đều dự báo lãi suất sẽ được giữ nguyên.

Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki cho biết trước quốc hội vào thứ Năm rằng ông đang theo dõi sát sao thị trường ngoại hối. Ông cũng nói thêm rằng ông hy vọng mọi người sẽ hiểu rằng ông không thể bình luận nhiều về sự biến động của tỷ giá hối đoái vào thời điểm hiện tại.

Trong một tuyên bố ba bên vào tuần trước, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cho biết họ sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ về diễn biến của thị trường ngoại hối, đồng thời thừa nhận những lo ngại nghiêm trọng của Nhật Bản và Hàn Quốc về việc đồng nội tệ của họ giảm giá mạnh gần đây.

Tính đến thời điểm này của năm, đồng Yên đã giảm mạnh hơn 9%, trở thành đồng tiền hoạt động kém hiệu quả nhất trong nhóm 10 mặc dù BoJ đã tăng lãi suất ngắn hạn lần đầu tiên kể từ năm 2007 vào tháng 3.

Trong một báo cáo nghiên cứu, ông Makoto Noji, chiến lược gia trưởng về ngoại hối và trái phiếu nước ngoài tại SMBC Nikko Securities ở Tokyo cho biết: "Chính phủ có thể đang giữ im lặng để đối phó với áp lực bán Yên sau quyết định của BoJ vào thứ Sáu." Ông viết thêm rằng, rất khó có khả năng BoJ sẽ theo lập trường hawkish.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc và lợi suất TPCP sụt giảm xuống gần mức thấp kỷ lục khi giới đầu tư chuẩn bị đối mặt với hậu quả từ cuộc xung đột thương mại ngày càng trầm trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế

Châu Á đang gánh chịu phần lớn tác động từ đợt áp thuế mới của Mỹ, điều này được dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực thông qua việc làm suy yếu hoạt động đầu tư kinh doanh và niềm tin thị trường – từ đó tạo áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đẩy mạnh cắt giảm lãi suất.
Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh

Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.
Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề

Tổng thống Donald Trump vừa 'tung đòn' phản bác vào hệ thống thương mại toàn cầu mà ông từ lâu cho là bất công—một loạt thuế quan đánh thẳng vào các đối tác thương mại của Mỹ trên khắp thế giới, đẩy châu Á và châu Âu vào thế khó hơn bao giờ hết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ