Báo cáo Tuần 14/08 mảng Năng lượng: Thời tiết bất lợi tại châu Âu thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu!

Báo cáo Tuần 14/08 mảng Năng lượng: Thời tiết bất lợi tại châu Âu thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu!

08:53 15/08/2022

Báo cáo Tuần 08/08-14/08 mảng Năng lượng - CDT Vietnam

DẦU THÔ

Yếu tố cơ bản

  • Nắng nóng và hạn hán kỷ lục hoành hoành tại châu Âu. Ngoài những ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại tại châu lục già, lượng nước tại các con sông lớn ở châu Âu xuống thấp đang hạn chế khả năng làm mát của các nhà máy phát điện hạt nhân tại Pháp, Thụy Sĩ và nguồn nước cho các nhà máy điện hydro tại Nauy. Điều này gây sức ép lên nguồn cung các loại nhiên liệu khác như khí đốt, dầu thô và hỗ trợ giá các mặt hàng này.
  • Chỉ số CPI tháng 07 hạ nhiệt từ mức đỉnh. CPI tháng 07 của Mỹ ghi nhận ở mức 8.5%, thấp hơn so với mức đỉnh hồi tháng 06 ở mức 9.1% cũng như kỳ vọng của thị trường ở mức 8.7%. Điều này khiến thị trường kỳ vọng FED sẽ bớt “hawkish” hơn trong cuộc họp sắp tới, và tạo nên kỳ vọng vào tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới.
  • IEA nâng dự báo nhu cầu dầu thế giới trước làn sóng chuyển đổi từ tiêu thụ khí đốt sang dầu thô trong bối cảnh giá khí đốt qua cao tại một số nước châu Âu.
  • OPEC giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu và dự báo dư cung trong quý 3. Đây có thể là bước mở đường của OPEC trong chính sách khai thác dầu trong những tháng tới, cho phép OPEC và đồng minh tiếp tục kiểm soát sản lượng khai thác dầu của các nước trong nhóm.
  • Venezuela dừng chương trình bán dầu trừ nợ. Mỹ nới lỏng các biện pháp cấm vận Venezuela, mở đường cho nước này xuất khẩu dầu dưới hình thức bán dầu trừ nợ, nhằm giải quyết một phần nguồn cung dầu cho châu Âu. Tuy nhiên, đến tuần vừa rồi Venezuela đã dừng chương trình xuất khẩu này và yêu cầu chuyển sang đổi dầu lấy nhiên liệu, một hoạt động được đánh giá là sẽ vi phạm các lệnh cấm vận của Mỹ. Hiện châu Âu và Mỹ chưa thể hiện thái độ về vấn đề này.
  • Mùa bão tại vịnh Mexico bước vào giai đoạn đỉnh điểm. Những gián đoạn trong hoạt động khai thác và lọc dầu tại khu vực này sẽ đẩy giá nhiên liệu tại Mỹ và sau đó là toàn cầu lên cao. Hoạt động xuất khẩu dầu khí đốt sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá năng lượng tại châu Á và châu Âu.

Yếu tố kỹ thuật

  • Trong tuần vừa rồi, giá dầu tiếp tục bị vùng kháng cự quanh mức giá 95USD chặn lại, ghi nhận phiên giảm duy nhất trong tuần.
  • Mặc dù có nhiều yếu tố bullish trong trung hạn nhưng giá dầu khó có thể bứt phá do hoạt động giao dịch trên thị trường hàng thực ảm đảm.
  • Trong tuần này giá dầu WTI có thể tiếp tục giảm về vùng 87 USD trước khi tăng trở lại để kiểm tra vùng 95 USD một lần nữa.

KHÍ ĐỐT

Yếu tố cơ bản

  • Nhiệt độ phân hóa sâu tại Mỹ, tạo thành hai khu vực nóng và lạnh hơn mức bình thường. Nhu cầu khí đốt tại Mỹ vẫn sẽ ở mức cao.
  • Tồn kho khí tự nhiên của Đức đạt 75% dung tích kho chứa. Các nước châu Âu tích cực lấp đầy kho dự trữ khí đốt của mình để chuẩn bị cho mùa đông, bất chấp giá khí đốt tăng cao. Trữ lượng khí của Đức nói riêng và châu Âu nói chung đang ở mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây, nhưng vẫn còn rất thấp so với những gì cần thiết để vượt qua mùa đông.
  • Các nhà máy điện hạt nhân tại Đức giữ nguyên lịch trình đóng cửa. Bất chấp khủng hoảng năng lượng đang diễn ra, các nhà lập pháp Đức dường như không thay đổi quan điểm của mình về vấn đề điện hạt nhân. Lãnh đạo các nhà máy điện hạt nhân của nước này vẫn đang tiếp tục thực hiện kế hoạch để dừng hoạt động những nhà máy này vào cuối năm nay.

Yếu tố kỹ thuật

  • Giá khí đốt Henry Hub tăng trở lại vùng giá 9.0 nhưng vẫn bị mức Fibo 61.8% cản lại. Giá hiện tại đang dao động trong vùng giữa Fibo 50% và 61.8%
  • Với những diễn biến thời tiết tại châu Âu và Mỹ, giá khí đốt vẫn còn rất nhiều động lực tăng trong tuần này.
  • Giá có thể sẽ kiểm tra lại mức Fibo 50% sau khi mở cửa gap down trong phiên thứ Hai trước khi tăng một lần nữa lên vùng giá 9.0

-------------------------------------------------

Mọi thắc mắc về thị trường hàng hóa, Quý Nhà đầu tư vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần đầu tư và giao dịch phái sinh hàng hóa Việt Nam (CDT Vietnam)
Hotline: (+84) 824 728 888
Website: https://cdtvietnam.vn/
Fanpage: Dự báo hàng hóa

CDT Vietnam Research

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ