Báo cáo thanh tra xuất khẩu hàng tuần: Giao hàng lúa mì Mỹ tăng trở lại sau 5 tuần

Báo cáo thanh tra xuất khẩu hàng tuần: Giao hàng lúa mì Mỹ tăng trở lại sau 5 tuần

08:55 23/03/2022

Trong báo cáo Thanh tra xuất khẩu hàng tuần được phát hành từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tính đến tuần kết thúc ngày 10/03/2022 ghi nhận giao hàng ngô và lúa mì giảm mạnh so với tuần trước. trong khi khối lượng hàng lên tàu của đậu tương lại cao hơn so với tuần trước. Luỹ kế khối lượng giao hàng từ đầu niên vụ của cả ba nhóm nông sản vẫn đang trong xu hướng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ vụ trước.

Giao hàng lúa mì tăng trở lại
Giao hàng lúa mì tăng trở lại

Giao hàng ngô Mỹ sang Trung Quốc tăng mạnh

Dữ liệu xuất khẩu ngô Mỹ niên vụ 2021/22 đạt 1.47 triệu tấn, tăng mạnh 27.9% so với con số ghi nhận tuần trước. Khối lượng lũy kế hàng lên tàu từ đầu vụ đạt 27.39 triệu tấn, gia tăng khoảng cách so với luỹ kế cùng kỳ năm ngoái lên thấp hơn 15% từ mức thấp hơn 14% trong tuần trước. Trung Quốc và Nhập Bản tiếp tục là hai quốc gia có đích đến hàng đầu, với tổng chiếm đến 31% tổng khối lượng ngô Mỹ lên tàu. Trong tuần qua, lượng ngô giao hàng đến hai quốc gia này cũng đồng thời ghi nhận tăng mạnh so với tuần trước đó, lần lượt là 42.3% với Trung Quốc và 287% với Nhật Bản. Theo sau đó là hai quốc gia Mexico và Colombia, với khối lượng giao hàng trong tuần lần lượt giảm 31.57% và tăng 16.4% so với tuần trước đó. Việc dữ liệu xuất khẩu tích cực đối với ngô Mỹ sẽ có xu hướng tác động tích cực đến giá ngô Mỹ kỳ hạn.

Giao hàng đậu tương sang Trung Quốc giảm mạnh ngoài dự đoán

Dữ liệu xuất khẩu đậu tương Mỹ niên vụ 2021/22 trong tuần kết thúc ngày 10/03 đạt gần 545 nghìn tấn, giảm mạnh 31.5% so với tuần trước đó. Tuy nhiên, con số lại cao hơn so với khối lượng ghi nhận cùng kỳ niên vụ 2020/21 đến hơn 10%. Tình hình thời tiết không thuận lợi tại các quốc gia Nam Mỹ tiếp tục tác động đến tốc độ thu hoạch đậu tại các quốc gia này, từ đó đẩy mạnh khối lượng đơn giao hàng từ Mỹ hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do Brazil đã gần hoàn thành quá trình thu hoạch đậu tương niên vụ 2021/22 nội địa, khiến cho lượng hàng lên tàu giảm dần so với các tuần trước. Cụ thể là Trung Quốc – quốc gia có lượng đậu tương Mỹ lên tàu lớn nhất – có khối lượng hàng lên tàu giảm đến 57.4% so với tuần trước đó. Tuy Mexico và Ai Cập có khối lượng hàng lên tàu tăng trong tuần trước lần lượt là 23.8% và 88.7%, con số vẫn chưa đủ để bù lại mức sụt giảm nhu cầu đối với đậu tương Mỹ từ Trung Quốc. Tính lũy kế hàng lên tàu từ đầu vụ 2021/22 vẫn thấp hơn 20.62% so với con số ghi nhận cùng kỳ niên vụ trước. Các tác động từ việc sụt giảm sản lượng ở các quốc gia Nam Mỹ hầu như đã được phản ánh lên giá, việc nhu cầu cao hơn cho đậu tương Brazil sắp tới khi đã hoàn thành thu hoạch sẽ tạo áp lực lên giá đậu tương CBOT.

Giao hàng lúa mì Mỹ tăng trở lại sau 5 tuần liên tiếp

Hàng lên tàu lúa mì Mỹ ghi nhận trong tuần kết thúc ngày 03/03 ở mức hơn 330 nghìn tấn, tăng đến hơn 7% so với tuần trước đó. Xu hướng giao hàng trong tuần tăng lần đầu tiên sau 5 tuần liên tiếp, có phần đi ngược lại so với xu hướng cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc bất ngờ trở thành quốc gia có khối lượng giao hàng lớn nhất, trong khi khối lượng giao lúa mì Mỹ sang Philippines và Mexico lại cho thấy các động thái khác nhau, lần lượt là tăng 63.65% và giảm 51.37% so với tuần trước đó. Việc số liệu hàng lên tàu nhiều hơn có thể cho thấy việc giá bình ổn sau thời kỳ tăng mạnh trước cuộc chiến Nga-Ukraine có thể giảm mức chênh lệch giá các hợp đồng hàng thực, có khả năng làm cải thiện mua hàng lúa mì Mỹ trong ngắn hạn, từ đó tác động lên mức cung-cầu chung toàn cầu và ảnh hưởng tích cực đến giá.


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

Hotline: 0286 686 0068

Website: https://saigonfutures.com/

Fanpage: Saigon Futures Inc

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+

Nhu cầu lưu trữ dầu thô tại Mỹ tăng mạnh lên mức tương đương thời kỳ đại dịch, khi giới giao dịch lo ngại về đợt tăng nguồn cung mới từ OPEC+. Giá dầu giảm sâu đã khuyến khích tích trữ, trong khi các yêu cầu lưu trữ kéo dài tới tận tháng 1 năm sau cho thấy tâm lý thị trường tiêu cực vẫn chiếm ưu thế.
Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang

Giá dầu giảm nhẹ sau khi tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ bất ngờ tăng, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu. Nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng giữa lúc Mỹ và Iran chuẩn bị bước vào vòng đàm phán hạt nhân mới, trong bối cảnh lo ngại Israel có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Triển vọng giá dầu vẫn chịu nhiều áp lực từ các yếu tố địa chính trị và cung-cầu.
Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ

Vàng một lần nữa nhận được sự hỗ trợ lớn từ các nhà đầu tư Trung Quốc, và nhu cầu từ đại lục đang giúp đẩy kim loại quý tiến gần hơn đến mức đỉnh lịch sử của tháng trước khi tất cả các cấp của hệ thống Trung Quốc dường như đang kỳ vọng vào kim loại quý này trong dài hạn.
Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông

HĐTL vàng kéo dài chuỗi tăng sang ngày thứ ba liên tiếp khi nhà đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông có khả năng leo thang. Hợp đồng tháng 6 năm 2025 giao dịch sôi động nhất tăng 34.50 USD, tương đương 1.05%, đóng cửa ở mức 3,319.10 USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ