3 lý do không nên bắt đáy bất chấp việc tài sản rủi ro tăng trở lại

3 lý do không nên bắt đáy bất chấp việc tài sản rủi ro tăng trở lại

Quỳnh Nguyễn

Quỳnh Nguyễn

Currency Analyst

11:27 05/03/2020

Quan điểm bình luận thị trường của Kathy Lien - BKAssetManagement

Những ngày vừa qua, thị trường chứng khoán biến động 800, 900 điểm đã trở thành điều bình thường. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã giảm 800 điểm vào thứ Ba nhưng đã hồi phục toàn bộ vào hôm nay. Mức độ biến động khá lớn này trên thị trường phản ánh sự dao động tâm lý giữa hy vọng và nỗi sợ hãi. Một bên là hy vọng rằng virus có thể nhanh chóng bị ngăn chặn và bên kia là nỗi sợ nỗ lực này là hoàn toàn vô vọng.

Vào thứ Tư, giới đầu tư đã được trấn an khi các nhà lập pháp Hoa Kỳ thông qua gói cứu trợ Coronavirus khẩn cấp trị giá lên tới 8.3 tỷ USD để đẩy nhanh việc nghiên cứu phát triển phương pháp điều trị và vắc-xin. Các nhà đầu tư cũng đẩy cổ phiếu lên cao hơn sau chiến thắng của Joe Biden vào Siêu Thứ Ba vì nghĩ rằng Joe thân thiện với thị trường hơn so với Bernie Sanders và ít có khả năng tăng thuế. Chỉ số phi sản xuất ISM cho thấy đà tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng 2 và tiếp theo là động thái quyết liệt của các Ngân hàng Trung ương bắt đầu từ Ngân hàng Canada cắt giảm 50 điểm cơ bản theo chân FED.

Nhưng không may thay, việc kích thích đồng bộ này nhất thời không thể giải quyết một cuộc khủng hoảng y tế, và cho đến khi số lượng ca bệnh đạt đỉnh hoặc chưa tìm thấy phương pháp điều trị thì đà tăng trên thị trường chứng khoán hiện nay sẽ sớm chạm ngưỡng. Sự phục hồi yếu ớt của các cặp tiền tệ cũng là một dấu hiệu cho thấy các nhà giao dịch đang nghi ngờ về sự lạc quan của thị trường. USD/JPY đóng cửa hôm qua ở mức tăng nhẹ, trong khi đà tăng 4 ngày liên tục của EUR/USD đã chững lại. Mỹ nới lỏng các tham số của kết quả xét nghiệm Coronavirus, vì vậy trong vài tuần tới đây số ca lây nhiễm sẽ còn gia tăng chóng mặt. Trong vòng một hoặc hai ngày tiếp theo, số ca mắc bệnh toàn cầu dự kiến sẽ đạt mốc 100.000 người. Các trường học đang bị đóng cửa trên khắp thế giới (Ý là mới nhất) và chúng ta sẽ sớm thấy tác động thực tế ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp.

Thị trường cho rằng nhiều Ngân hàng Trung ương sẽ theo bước Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Canada trong việc hạ lãi suất. Rõ ràng là các nhà hoạch định chính sách đã nhất trí sẽ bắt đầu phản ứng riêng lẻ trước, trước khi họ ra quyết định hành động đồng bộ. Sự chú ý tập trung về quyết định của Ngân hàng Trung ương Châu Âu tại cuộc họp vào cuối tháng này. Triển vọng ECB sẽ nới lỏng khiến đồng Euro bị ảnh hưởng và rất có thể 1.12 sẽ là đỉnh gần nhất của EUR/USD. Trọng tâm tiếp theo sẽ là báo cáo việc làm của Mỹ và Canada vào thứ Sáu. Nếu dữ liệu này không tốt, thị trường sẽ gia tăng kỳ vọng vào động thái xử lý tiếp theo quyết liệt hơn của các Ngân hàng Trung ương.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ