Xây dựng quỹ dự trữ chiến lược bitcoin - “thuốc độc” cho nền kinh tế Mỹ và USD?

Xây dựng quỹ dự trữ chiến lược bitcoin - “thuốc độc” cho nền kinh tế Mỹ và USD?

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

14:22 02/09/2024

Vào cuối tháng 7, Donald Trump đã kêu gọi biến Mỹ trở thành “thủ đô của tiền điện tử” hay “siêu cường bitcoin”. Để hiện thực hoá điều này, ông đã hứa sẽ xây dựng một quỹ dự trữ chiến lược bitcoin. Nếu điều này xảy ra, vị thế của nền kinh tế Mỹ hay USD sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Việc Nhà Trắng quảng bá Bitcoin sẽ làm suy yếu vị thế của USD vào thời điểm niềm tin của nhà đầu tư đối với đồng tiền này đang lung lay.

Tiền không chỉ là tờ giấy xanh trên đó là khuôn mặt của những vị tổng thống đã khuất. Tiền còn được coi như một tuyên bố về sức mạnh sản xuất và tài sản của một quốc gia, phản ánh giá trị sản lượng kinh tế của quốc gia đó. Hàng ngày, người dân mang tiền đến siêu thị để đổi lấy trứng, sữa thịt, … Đó là giá trị nội tại của tiền. Niềm tin của người dân vào đồng tiền là vô cùng quan trọng.

Nhiều người trên thế giới đã tin vào câu chuyện rằng sự lớn mạnh của Mỹ, kéo theo sức mạnh của USD, là nhờ nền dân chủ cùng với nền kinh tế thị trường tự do, tư bản chủ nghĩa. Sức mạnh của USD biến đồng tiền này trở thành dự trữ chính của nhiều ngân hàng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, niềm tin vào USD chỉ mạnh khi tình hình tài chính của Mỹ ổn định, với mức thâm hụt ngân sách không quá lớn và trong tầm kiểm soát.

Hiện tại, tình hình đã khác. Nền kinh tế quy mô 27 nghìn tỷ USD đang gánh các khoản nợ lên tới 35 nghìn tỷ USD. Doanh thu từ thuế của chính phủ Mỹ đạt 4.4 nghìn tỷ USD nhưng chi tiêu đạt mức 6.3 nghìn tỷ USD - tương đương với mức thâm hụt ngân sách 5.6%. Chính phủ in thêm USD mỗi năm để tài trợ cho thâm hụt ngân sách ngày càng tăng. Ngay cả tình hình tài chính của chính nước Mỹ cũng không tạo được nhiều niềm tin vào USD, câu chuyện về việc USD là một loại tiền tệ dự trữ toàn năng đang mất dần sức hấp dẫn.

Bất kỳ ai chú ý đều bắt đầu đặt câu hỏi về quỹ đạo tài chính cũng như tình trạng hệ thống chính trị của Mỹ. USD từng là loại tiền tệ dự trữ tuyệt vời vì nền kinh tế quá vượt trội của Mỹ. Ngày nay, đối với một số người, USD chỉ là lựa chọn thay thế tốt nhất, không phải vì một nền kinh tế Mỹ tuyệt vời mà vì đây là đồng tiền ít biến động nhất trong quá khứ.

Điều này dẫn đến lời hùng biện của Trump về việc muốn Mỹ xây dựng quỹ dự trữ chiến lược bitcoin. Nếu Trump đắc cử, vị thế của bitcoin trong chính sách sẽ thay đổi. Chính phủ có thể sẽ hợp pháp hoá và thúc đẩy sử dụng bitcoin như một đồng tiền dự trữ.

Bitcoin không do bất kỳ ai kiểm soát, kể cả chính phủ Mỹ. Chính phủ không thể in thêm Bitcoin để tài trợ cho việc xóa nợ sinh viên hoặc y tế, hỗ trợ cho những người mua nhà lần đầu hoặc cắt giảm thuế khi khoản thâm hụt ngân sách đang rất lớn. Các chính trị gia không thể in thêm Bitcoin để tài trợ cho những lời hứa trong chiến dịch tranh cử, những chính sách mà nước Mỹ không đủ khả năng chi trả, chỉ để gia tăng phiếu bầu cho chính họ. Tuy nhiên, Bitcoin, giống như vàng, trông “sáng bóng” hơn với mỗi lời hứa trong chiến dịch tranh cử và với mỗi nghìn tỷ USD gia tăng trong khoản nợ của nước Mỹ. Điều gì sẽ xảy ra nếu một đồng tiền không phải USD được yêu thích hơn?

USD rất khó có thể bị thay thế vai trò đồng tiền dự trữ thống trị bởi một lựa chọn nào khác trong thời gian sắp tới, xét đến vai trò của USD trong thương mại và hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng USD đang ngày càng bị thách thức bởi cả tiền pháp định và tiền kỹ thuật số. Đây không chỉ là vấn đề về các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế mà còn là việc các quốc gia khác đang đa dạng hóa đồng tiền dự trữ của họ.

Trong bối cảnh như vậy, tổng thống Mỹ và các ứng cử viên tổng thống nên là những người dành sự ủng hộ lớn nhất cho USD thay vì một đồng tiền thay thế nào khác. Câu chuyện về bitcoin không nên được thúc đẩy - thậm chí không nên được chấp nhận như một hình thức quyên góp cho các ứng cử viên tổng thống. Bitcoin sẽ không làm cho nước Mỹ vĩ đại. Điều sẽ giúp đất nước này tiếp tục vĩ đại là kiểm soát được nợ và thâm hụt ngân sách.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn đầu, với trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi tháng 2, ông Scott Bessent nhấn mạnh rằng lợi suất trái phiếu – chứ không phải giá cổ phiếu – mới là chỉ số thị trường tài chính mà ông và Tổng thống Donald Trump quan tâm nhất.
Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!

Sau chuỗi phiên giao dịch đầy biến động trên thị trường hàng hóa, tác động toàn cầu từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tiếp tục chi phối tâm lý nhà đầu tư trong tuần này. Diễn biến này sẽ đặc biệt quan trọng khi giới khai thác khoáng sản hội tụ tại hội nghị công nghiệp đồng hàng đầu tại Chile. Đồng thời, biện pháp tăng thuế dự kiến sẽ đẩy giá cà phê lên cao hơn đối với người tiêu dùng Mỹ. Riêng thị trường dầu thô đang phải đối mặt với áp lực kép: lo ngại về suy giảm nhu cầu và gia tăng nguồn cung từ OPEC+.
Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?

Việc Hoa Kỳ áp đặt các mức thuế quan quyết liệt đã làm dấy lên vô số phản ứng mạnh mẽ, hầu hết đều tiêu cực. Bối rối và kinh hoàng là những phản ứng còn nhẹ nhàng từ các đối tác thương mại. Đáng tiếc thay, ngay cả những đồng minh của Washington cũng không được miễn trừ, kể cả những quốc gia có quan hệ thương mại thuận lợi với Mỹ.
Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng

Đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng cường độ vào thứ Hai, với dòng vốn đầu tư đổ mạnh vào các tài sản trú ẩn an toàn khi những hệ lụy từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trở nên trầm trọng hơn sau động thái đáp trả từ phía Trung Quốc.
Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng mới với đòn đáp trả không khoan nhượng từ Bắc Kinh
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng mới với đòn đáp trả không khoan nhượng từ Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cương quyết đối đầu với Tồng thống Mỹ Donald Trump. Từ bỏ thái độ kiềm chế trước đây, phản ứng "ăn miếng trả miếng" của Trung Quốc đối với mức thuế 34% mà Hoa Kỳ áp đặt vào ngày 2/4 đang khiến giới đầu tư toàn cầu bất an. Điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi chiến thuật của Chủ tịch Tập Cận Bình? Liệu một thỏa thuận lớn giữa hai nhà lãnh đạo có còn khả thi?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ