'Vũ khí' của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

'Vũ khí' của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

08:24 05/05/2025

Khi Mỹ áp thuế lên tới 145% lên hàng hóa Trung Quốc, ngành xuất khẩu nước này lao đao, kéo theo nguy cơ mất hàng triệu việc làm. Ước tính có khoảng 16 triệu lao động Trung Quốc đang sản xuất hàng cho thị trường Mỹ, và con số này có thể giảm mạnh nếu tình hình kéo dài.

Trước áp lực lớn, chính phủ Trung Quốc không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp bằng các chính sách tài khóa, mà còn tìm thấy "lối thoát" từ một lực lượng đang lớn mạnh âm thầm: nền kinh tế việc làm tự do (gig economy) – gồm shipper, tài xế công nghệ, lao động bán thời gian...

Từ việc tạm bợ thành trụ cột ổn định xã hội

Gig economy từng bị coi là tự phát, thiếu ổn định và không đáng tin cậy. Nhưng giờ đây, nó đang đóng vai trò then chốt giúp Trung Quốc giải quyết việc làm, kích thích tiêu dùng và ổn định xã hội. Theo thống kê, có tới 84 triệu người Trung Quốc đang làm việc trong các lĩnh vực như giao hàng, lái xe công nghệ. Nếu tính thêm cả lao động tự do và làm bán thời gian, con số lên đến 200 triệu – gần gấp bốn lần số người làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước tại đô thị.

Các công ty như Meituan hiện sử dụng tới 7.5 triệu shipper, chi trả khoảng 11 tỷ USD tiền lương mỗi năm. Một tài xế chia sẻ: “Giờ từng đồng đều quan trọng. Công việc này là để sống qua ngày.” Nhiều người coi đây là công việc tạm thời, nhưng với chính phủ, đó là lực lượng lao động cực kỳ quan trọng trong bối cảnh sản xuất đình trệ.

Việc nhiều, giá rẻ – đúng điều chính phủ cần

Dù chiến tranh thương mại căng thẳng, gig economy vẫn tăng trưởng mạnh. Meituan dự báo sẽ tăng doanh thu khoảng 15% mỗi năm đến 2027. Số lượng xe công nghệ cũng tăng chóng mặt – từ 2.9 triệu (năm 2020) lên 7.5 triệu (năm 2024). Các hãng công nghệ đua nhau tuyển dụng: JD.com tuyên bố sẽ tuyển thêm 100,000 shipper mới trước tháng 8.

Tuy giá cổ phiếu của nhiều công ty giảm do chi phí nhân sự tăng, nhưng điều này không khiến chính phủ lo lắng. Ngược lại, nhiều việc làm, giá rẻ và lợi nhuận thấp là “mô hình lý tưởng” mà Bắc Kinh mong muốn trong giai đoạn này.

Gig economy đang được “chính danh hóa”

Từng bị phê phán là "tư bản hỗn loạn", giờ gig economy được chính phủ công khai ủng hộ. Năm 2023, Thủ tướng Lý Cường khen ngợi vai trò của các công ty công nghệ tiêu dùng trong việc tạo việc làm và thúc đẩy nhu cầu.

Không dừng lại ở việc công nhận, nhà nước còn khuyến khích các công ty xây dựng hệ thống an sinh riêng cho người lao động. JD.com đã bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho tài xế. Meituan cũng đang triển khai thử nghiệm. Các doanh nghiệp đua nhau xây trạm nghỉ, phát cơm, trợ cấp – vừa là phúc lợi, vừa là "để chính phủ thấy".

Nhưng vẫn còn nhiều hoài nghi

Người lao động vẫn dè chừng. Nhiều tài xế cho rằng dù doanh nghiệp hứa lo bảo hiểm, thì cuối cùng tiền cũng “rút từ lưng cừu” – nghĩa là vẫn từ túi họ mà ra. Một tài xế ở Tuyền Châu nói thẳng: “Đến lúc chúng tôi già, lực lượng lao động sẽ còn ít hơn nữa, không ai đóng nổi lương hưu cho thế hệ này.”

Nếu doanh nghiệp phải gánh quá nhiều chi phí phúc lợi, họ sẽ không thể trụ vững – và đó là lý do giá cổ phiếu sụt giảm gần đây. Một số chuyên gia kêu gọi chính phủ cần có chính sách hỗ trợ để giữ được tính linh hoạt và động lực của nền gig economy, nếu không muốn chứng kiến cả doanh nghiệp và việc làm biến mất, giống như ngành sản xuất đang chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại.

Thêm vào đó, chính công nghệ cũng là thách thức lâu dài. Meituan đã bắt đầu giao hàng bằng xe tự lái và drone, với hàng triệu đơn hàng đã được xử lý.

Cuộc chiến thương mại khiến Trung Quốc phải thích nghi

Thay vì một đội ngũ kỹ sư làm chip xuất khẩu, Trung Quốc hiện có hàng triệu shipper chạy xe giữa các ngõ hẻm để giữ guồng quay kinh tế. Cuộc chiến thương mại có thể làm thay đổi chiến lược quốc gia – nhưng gig economy giúp Trung Quốc “cầm cự” qua thời điểm khó khăn.

Với các tài xế như anh Lai – người sắp nghỉ giao hàng để mở cửa hàng bán đồ trên Amazon – thì mọi thứ vẫn là tạm thời. “Nếu chiến tranh thương mại chưa kết thúc, tôi sẽ lại quay về chạy đơn,” anh nói.

The Economist

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Sụt giảm doanh thu tài chính của Trung Quốc chậm lại bất chấp biến động thương mại
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Sụt giảm doanh thu tài chính của Trung Quốc chậm lại bất chấp biến động thương mại

Doanh thu tài chính của Trung Quốc tiếp tục sụt giảm trong 4 tháng đầu năm, nhưng với tốc độ chậm hơn so với quý đầu tiên, dữ liệu công bố hôm thứ Ba cho thấy, mang lại một chút nhẹ nhõm cho các nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực giảm thiểu tác động của thuế quan Mỹ.
Bắc Kinh đặt cược lớn: Dẫn dòng tiết kiệm vào thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh đặt cược lớn: Dẫn dòng tiết kiệm vào thị trường

Lãi suất tiền gửi một năm tại Trung Quốc lần đầu tiên giảm xuống dưới 1%, đánh dấu bước ngoặt trong nỗ lực kéo dòng tiền từ ngân hàng sang thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đà suy yếu của kinh tế vĩ mô, lợi nhuận ngân hàng sụt giảm và rủi ro giảm phát khiến chiến lược này tiềm ẩn nhiều hệ lụy.
Ngân hàng Trung ương Úc cắt giảm lãi suất, mở cửa cho việc nới lỏng thêm khi rủi ro toàn cầu gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ngân hàng Trung ương Úc cắt giảm lãi suất, mở cửa cho việc nới lỏng thêm khi rủi ro toàn cầu gia tăng

Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) vừa cắt giảm lãi suất xuống mức thấp nhất trong hai năm giữa bối cảnh lạm phát hạ nhiệt và rủi ro thương mại toàn cầu gia tăng. Thống đốc RBA nhấn mạnh đợt cắt giảm thận trọng 25 điểm cơ bản nhằm giữ không gian chính sách linh hoạt cho các bước điều chỉnh tiếp theo. Dù thị trường đã kỳ vọng nới lỏng, sự bất ổn từ thuế quan Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn là thách thức lớn với nền kinh tế Úc.
HĐTL giảm, Home Depot báo cáo kết quả trong bối cảnh thuế quan được chú ý - Điều gì đang tác động đến thị trường
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

HĐTL giảm, Home Depot báo cáo kết quả trong bối cảnh thuế quan được chú ý - Điều gì đang tác động đến thị trường

HĐTL chứng khoán Mỹ giảm nhẹ, trong bối cảnh thị trường đang theo dõi triển vọng các hiệp định thương mại tương lai của Mỹ. Không có thỏa thuận nào dự kiến được đề xuất trong cuộc họp các bộ trưởng tài chính Nhóm Bảy nước tại Canada trong tuần này, nhưng các báo cáo cho biết Mỹ và Nhật Bản sẽ tổ chức các cuộc đàm phán trong những ngày tới. Chương trình thuế quan của Tổng thống Donald Trump đóng vai trò trung tâm trong báo cáo thu nhập gần đây nhất của Home Depot, đặc biệt sau khi Walmart lưu ý rằng họ có thể sẽ sớm tăng giá do các khoản thuế này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ