USD bứt phá, vàng bứt phá hơn

USD bứt phá, vàng bứt phá hơn

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

15:49 12/04/2024

XAU/USD tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ, thiết lập mức cao kỷ lục mới gần 2,400 USD/oz hồi đầu phiên Á và hiện đang tìm lại mốc này trong phiên Âu.

Động lực thị trường

  • Căng thẳng địa chính trị khu vực Trung Đông: Bầu không khí căng thẳng bao trùm khu vực Trung Đông, với nguy cơ bùng nổ xung đột do nghi vấn Israel tấn công đại sứ quán Iran tại Syria, đã thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm nơi trú ẩn cho nhà đầu tư, từ đó đẩy giá vàng lên cao.
  • Kỳ vọng nới lỏng chính sách tiền tệ: Dự đoán các NHTW lớn, đặc biệt là Fed, sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay cũng góp phần củng cố đà tăng của vàng.

Bất chấp rào cản

  • USD mạnh: Xu hướng mua vào USD gia tăng, được củng cố bởi kỳ vọng Fed sẽ duy trì lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn để kìm kiểm soát phát, thường gây áp lực lên giá vàng. Tuy nhiên, yếu tố này dường như không thấm vào đâu với đà tăng của vàng.
  • Thị trường chứng khoán tích cực: Tâm lý lạc quan bao trùm thị trường chứng khoán cũng tạo ra một số áp lực lên giá vàng. Tuy nhiên, vàng đã chứng tỏ sức mạnh của mình, cho thấy xu hướng tăng của kim loại quý này có thể sẽ tiếp tục, mặc dù đà tăng có thể bị hạn chế bởi tín hiệu quá mua trên thị trường.

Điểm tin quan trọng

  • Căng thẳng Trung Đông: Căng thẳng gia tăng tại Trung Đông, với khả năng Iran trả đũa cho vụ tấn công nghi ngờ của Israel, đã đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục mới vào thứ Sáu.
  • Chỉ số giá sản xuất Mỹ: Dữ liệu Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ được công bố vào thứ Năm thấp hơn dự kiến càng củng cố niềm tin thị trường về việc Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất, qua đó hỗ trợ cho giá vàng.
  • Fed có thể trì hoãn cắt giảm lãi suất: Theo công cụ FedWatch của CME Group, các nhà giao dịch dự đoán Fed có thể trì hoãn việc bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất đến tháng 9 và tổng số lần cắt giảm lãi suất trong năm nay có thể sẽ ít hơn hai lần.
  • Phát biểu của quan chức Fed: Chủ tịch Fed New York John Williams cho biết lạm phát tăng chậm lại không phải là điều bất ngờ và NHTW không cần thay đổi chính sách ngay lập tức, nhưng có thể vẫn cần cắt giảm lãi suất trong tương lai. Trong khi đó, Chủ tịch Fed Richmond, Thomas Barkin, cũng bày tỏ lo ngại về tốc độ giảm lạm phát. Ông cho rằng báo cáo CPI gần đây không đủ củng cố niềm tin của ông về việc đà giảm lạm phát đang diễn ra rộng khắp.
  • Lợi suất TPCP Mỹ: Lập trường "hawkish" của Fed khiến lợi suất TPCP Mỹ vẫn ở mức cao, giúp USD duy trì sức mạnh. Tuy nhiên, điều này không gây ra ảnh hưởng đáng kể nào đến tâm lý tích cực đối với vàng.

Phân tích kỹ thuật

Mặc dù chỉ báo RSI trên biểu đồ hàng ngày đang ở mức quá mua nhưng đà tăng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên, phe mua có thể chốt lời một phần khi giá vàng tiến gần mốc 2,400 USD trước cuối tuần. Mặc dù vàng đang rất mạnh nhưng nhà đầu tư cần phải thận trọng khi có ý định mở mua mới do rủi ro điều chỉnh vẫn đang hiện hữu. Hỗ trợ tiềm năng là vùng 2,352-2,350 USD. Chúng ta sẽ chỉ xét tới nếu có bất kỳ đợt điều chỉnh giảm nào xuống dưới mức thấp trong phiên Á, khoảng 2,370 USD. Vùng hỗ trợ quan trọng tiếp theo nằm quanh mức 2,332 USD và xa hơn nữa là mức 2,300 USD, tương đương với mức thấp của tuần.

Đồ thị XAU/USD khung 4H

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chỉ số Hang Seng và ASX 200 tăng điểm nhờ tối ưu hóa kinh tế, tín hiệu nới lỏng từ RBA
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chỉ số Hang Seng và ASX 200 tăng điểm nhờ tối ưu hóa kinh tế, tín hiệu nới lỏng từ RBA

Chỉ số Hang Seng tăng 0.47% nhờ dự báo kinh tế lạc quan trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt. ASX 200 tăng 0.71% khi RBA cắt giảm lãi suất và triển vọng ôn hòa làm dấy lên sự lạc quan trong các cổ phiếu ngân hàng và công nghệ. Nikkei 225 giảm 0.11%, chịu áp lực từ sức mạnh của JPY trong bối cảnh dòng tiền đổ vào nơi trú ẩn an toàn do căng thẳng ở Trung Đông
Nhận định đồng Yên Nhật và AUD/USD: Cán cân thương mại Nhật Bản sụt giảm mạnh
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Nhận định đồng Yên Nhật và AUD/USD: Cán cân thương mại Nhật Bản sụt giảm mạnh

Cán cân thương mại của Nhật Bản đã giảm xuống mức thâm hụt 115.8 tỷ vào tháng 4, làm tăng rủi ro suy thoái cho nền kinh tế. Nhu cầu trong nước và bên ngoài yếu có thể hạn chế các khoản cược tăng lãi suất của BoJ và gây áp lực lên nhu cầu JPY. AUD/USD phải đối mặt với rủi ro giảm giá vì dữ liệu tiền lương yếu có thể thúc đẩy kỳ vọng về việc RBA tiếp tục cắt giảm lãi suất trong quý này.
Thị trường ngày mai: Lợi suất và Home Depot được chú trọng khi thị trường tìm kiếm hướng đi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thị trường ngày mai: Lợi suất và Home Depot được chú trọng khi thị trường tìm kiếm hướng đi

Hợp đồng tương lai S&P 500 đang giao dịch thấp hơn trước giờ mở cửa sau chuỗi tăng sáu phiên liên tiếp thử thách độ bền của đợt tăng giá. Home Depot chuẩn bị báo cáo EPS 3.59 USD trên doanh thu 39.1 tỷ USD; triển vọng có thể cung cấp thông tin chi tiết về xu hướng của người tiêu dùng. Palo Alto Networks sẽ báo cáo sau giờ làm việc; định giá cao làm tăng sự tập trung vào hướng dẫn và tín hiệu nhu cầu.
Tranh chấp chip giữa Mỹ-Trung đe dọa thỏa thuận đình chiến mong manh - Thị trường cân nhắc gói kích thích của PBoC
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tranh chấp chip giữa Mỹ-Trung đe dọa thỏa thuận đình chiến mong manh - Thị trường cân nhắc gói kích thích của PBoC

Việc hạn chế xuất khẩu chip làm bùng phát căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đe dọa tiến trình mong manh trong các cuộc đàm phán thương mại công nghệ. Bắc Kinh cắt giảm LPR 1 năm và 5 năm xuống còn 3% và 3,5% để thúc đẩy nhu cầu tín dụng trong bối cảnh giảm phát và tiêu dùng yếu. Hang Seng tăng 17.38% YTD khi sự lạc quan về công nghệ bất chấp sự bùng phát của chiến tranh thương mại và những trở ngại kinh tế của Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ