Trung Quốc nhập khẩu nhiều dầu từ Iran nhất trong 1 thập kỷ

Trung Quốc nhập khẩu nhiều dầu từ Iran nhất trong 1 thập kỷ

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

10:16 16/08/2023

Theo công ty dữ liệu Kpler, Trung Quốc đang nhập khẩu số lượng dầu Iran cao kỷ lục trong vòng một thập kỷ trở lại đây do giá toàn cầu tăng khiến dầu thô sau khi bị áp lệnh trừng phạt của Iran trở nên hấp dẫn hơn.

Iran đã tăng cường xuất khẩu dầu trong năm nay, với hầu hết các chuyến hàng đến Trung Quốc. Theo các thương nhân, việc Bắc Kinh nới lỏng điều tra nhập khẩu dầu thô của Iran, đôi khi được đóng trong các thùng chứa nhựa đường, dường như cũng đang đẩy nhanh quá trình vận chuyển hàng hóa qua hải quan.

Trung Quốc sẽ nhập khoảng 1.5 triệu thùng dầu/ngày từ Iran trong tháng này, theo ước tính từ Kpler. Con số đó vượt mức trung bình 917,000 thùng/ngày trong 7 tháng đầu năm và sẽ là mức cao nhất từ năm 2013.

Giá dầu thô Brent tăng khoảng 20% kể từ cuối tháng 6 khiến nhu cầu dầu giá rẻ tăng, phần lớn được mua bởi các nhà máy lọc dầu tại tỉnh Sơn Đông. Hai loại dầu chính của Iran hiện đang được giao dịch với mức chiết khấu hơn 10 USD/thùng so với dầu Brent, các thương nhân cho biết, và rẻ hơn đáng kể so với dầu của Nga.

Homayoun Falakshahi, nhà phân tích dầu cấp cao tại Kpler cho biết: “mức giá chung càng cao thì các nhà máy lọc dầu Sơn Đông nhập dầu thô của Iran càng có tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận tốt”. Ông cho biết loại dầu này thường được phân loại là đến từ Malaysia trong dữ liệu của chính phủ Trung Quốc và đôi khi có thể được báo cáo là hỗn hợp bitum pha loãng nếu được trộn với dầu thô nặng hơn của Venezuela.

Các nhà máy lọc dầu độc lập thường che giấu dầu thô của Iran dưới dạng nguyên liệu thô như hỗn hợp bitum để tránh sử dụng hết hạn ngạch nhập khẩu dầu của họ.

Chính phủ đã tiến hành một cuộc điều tra về việc nhập khẩu nguyên liệu thô ở Sơn Đông vào tháng 4, nơi đã duy trì nguồn dầu thô bền vững từ Iran và Venezuela. Theo các thương nhân, lý do của cuộc điều tra vẫn chưa rõ ràng, nhưng gần đây cuộc điều tra đã được nới lỏng.

Trong khi đó, Vortexa Ltd., một công ty khác giám sát dầu vào dầu thô tại Trung Quốc, cho biết họ dự báo nước này nhập khoảng 1 triệu thùng dầu thô Iran mỗi ngày trong tháng này, gần bằng mức kỷ lục 1.3 triệu thùng trong tháng 12 năm ngoái.

Emma Li, một nhà phân tích tại Vortexa cho biết: “Hạn ngạch nhập khẩu dầu thô đang kìm hãm nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 8”. Bà cho biết một số lượng dầu tăng xuất khẩu của Iran cũng có thể được đưa vào kho chứa trên biển.

Số liệu từ các công ty như Kpler và Vortexa kahas quan trọng vì việc mua dầu của Iran thường không được đưa vào dữ liệu hải quan Trung Quốc, dữ liệu này không thể hiện bất kỳ hoạt động nhập khẩu nào vào tháng 6 năm 2022.

Dầu thô của Iran thường được phân loại là hỗn hợp bitum pha loãng và gần đây là “dầu nặng khác”. Nhập khẩu dầu nặng khác tại Trung Quốc tăng khoảng 88 lần trong tháng 6 so với tháng 5, trong khi nhập khẩu bitum tăng gấp 4 lần. Malaysia là nhà cung cấp lớn nhất của cả hai loại.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn

OPEC+ đang tăng tốc độ tăng sản lượng dầu bằng cách bổ sung thêm 411.000 thùng mỗi ngày trong tháng 5. Ả Rập Xê Út hiện đang đối mặt với áp lực ngân sách, cần giá dầu ở mức 96.20 USD/thùng để hòa vốn do các khoản chi tiêu lớn cho kế hoạch Vision 2030. Quốc gia này cũng đang tìm cách tận dụng mức thuế nhập khẩu thấp của Mỹ để phát triển ngành sản xuất và đầu tư mạnh vào khai khoáng nhằm gia tăng nguồn thu ngoài dầu mỏ.
Vàng tăng giá mạnh do nhu cầu trú ẩn an toàn và chỉ số CPI của Mỹ hạ nhiệt

Vàng tăng giá mạnh do nhu cầu trú ẩn an toàn và chỉ số CPI của Mỹ hạ nhiệt

Giá vàng đang tăng mạnh và bạc tăng vừa phải trong phiên Mỹ vào thứ Năm. Nhu cầu trú ẩn an toàn tăng lên do lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và báo cáo lạm phát của Mỹ hạ nhiệt đang cung cấp chất xúc tác tăng giá cho các nhà giao dịch kim loại quý vào cuối tuần này. Ngoài ra, vẫn còn một số lo lắng về sự ổn định của thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ, mặc dù ít hơn so với 24 giờ trước.
Giá vàng tăng vọt khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, lấn át tác động từ việc hoãn áp thuế của Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng tăng vọt khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, lấn át tác động từ việc hoãn áp thuế của Trump

Giá vàng tiếp tục tăng mạnh, tiến gần đến mức cao kỷ lục, khi nhu cầu trú ẩn an toàn vẫn vững vàng giữa bối cảnh căng thẳng thương mại với Trung Quốc leo thang, bất chấp việc Tổng thống Donald Trump tạm hoãn áp thuế đối với hầu hết các quốc gia trong 90 ngày.
Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý

Đợt tăng vọt gần đây của vàng lên mức cao kỷ lục đã khiến nhiều người liên tưởng đến lần cuối cùng giá vàng lập đỉnh do biến động chính trị và kinh tế – đó là vào năm 1980. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho rằng bản chất của đợt tăng lần này – và khả năng duy trì của nó – có nhiều điểm khác biệt.
Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương

Giá vàng đã thu hẹp mức giảm trước đó vào thứ Hai, khi một phần nhu cầu trú ẩn an toàn quay trở lại và hoạt động mua mạnh từ các ngân hàng trung ương hỗ trợ giá sau khi vàng rơi xuống mức thấp nhất trong hơn ba tuần. Trong khi đó, các nhà phân tích vẫn duy trì cái nhìn tích cực về kim loại quý này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ