Tổng hợp diễn biến thị trường tài chính thế giới

Tổng hợp diễn biến thị trường tài chính thế giới

10:00 13/01/2020

căng thẳng Trung Đông, thị trường tài chính

- Dầu tiếp tục giảm vào thứ Sáu, kết thúc tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 7 do căng thẳng ở Trung Đông đối với vấn đề Mỹ-Iran đã giảm thiểu và các nhà đầu tư tập trung vào dữ liệu hàng tồn kho của Mỹ tiếp tục tăng và các dấu hiệu khác về nguồn cung dồi dào. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang chú ý đến những rủi ro xung đột dài hạn hơn và dầu trong ngắn hạ phần nào được hỗ trợ bởi các lệnh trừng phạt mới của Hoa Kỳ nhắm vào Iran. Giá dầu mở cửa ở $58.7/thùng đầu phiên Á hôm nay và đang tăng nhẹ lên $59/thùng.

- Giá vàng nhích lên vào thứ Sáu tuần trước sau khi báo cáo việc làm của Mỹ công bố thấp hơn kỳ vọng, nhưng việc giảm căng thẳng ở Trung Đông đã thúc đẩy sự thị trường nắm giữ tài sản rủi ro và phần nào hạn chế đà tăng của vàng do hiệu ứng “Risk on”. Giá vàng đã giảm gần 4% so với mức cao gần 7 năm là 1.610,90 USD vào thứ Tư tuần trước khi căng thẳng về một cuộc xung đột rộng lớn hơn ở Trung Đông giảm bớt. Hiện tại vàng đang đi trong biên độ 1551-1561 hôm nay.

- Tỷ giá GBP/USD giảm sang ngày thứ năm do áp lực bán ra từ các quỹ đòn bẩy xung quanh các phát biểu của thống đốc Carney cũng như các quan chức BOE về khả năng giảm lãi suất trong thời gian tới. GBP/USD đã xuyên thủng Big Figure trước khi các báo cáo kinh tế quan trọng tại UK được công bố chiều nay.

- Hai đồng tiền hàng hóa AUD và NZD tăng theo hiệu ứng “Risk-on”. Tỷ giá AUD/USD giảm đầu phiên Á có vẻ do hoạt động “hedging” cho thị trường quyền chọn (có nhiều hợp đồng đáo hạn hôm nay) đẩy Aussie xuống mức giá 0.6905, tuy nhiên tỷ giá AUD/USD phục hồi và hiện tại được giao dịch ở vùng 0.6915, đây cũng là phiên tăng thứ 2 của AUD/USD kể từ 2/1 .

- Tỷ giá USD/CNY lần đầu tiên giảm xuống dưới mức 6.90 kể từ ngày 30/7 do lạc quan về thỏa thuận Phase 1.

- Tỷ giá USD/JPY tăng nhưng vẫn ở dưới ngưỡng kháng cự 109.7, đỉnh của tháng 12. Thị trường Nhật hôm nay nghỉ lễ, thanh khoản JPY thấp.

- Cặp EUR/USD vẫn ổn định trên vùng hỗ trợ chính 1.110, phục hồi sau NFP và hiện đi ngang quanh 1.1127.

Các sự kiện kinh tế chính trị đáng chú ý tuần qua:
- Biên chế lao động phi nông nghiệp tháng 12 của Hoa Kỳ: 145k (thấp hơn so với 164k dự kiến). Tỷ lệ thất nghiệp giữ nguyên ở mức 3.5%. Tăng trưởng thu nhập trung bình theo năm đạt 2.9% (thấp hơn so với 3.1% dự kiến)

- Canada công bố dữ liệu việc làm tích cực, tăng 35.2k lao động trong tháng 12, (vượt qua mức 25k dự báo và, -71,2k của tháng trước). Tỷ lệ thất nghiệp giảm còn: 5,6% (Thấp hơn so với 5,8% trên dự báo và 5,9% của tháng trước)
Nhà Trắng đã sẵn sàng chuyển các cáo buộc luận tội tổng thống Trump sang Thượng viện vào tuần tới

- Chính phủ Iran thừa nhận bắn hạ nhầm máy bay dân sự Ucraina. Sự kiện này đã gây ra một làn sóng biểu tình nhỏ phản đối chính phủ tại Iran cũng như sự phản đối trên toàn cầu.

- Rắc rối của hãng Boeing có thể cắt giảm khoảng 0.5% GDP của Hoa Kỳ vào năm 2020 nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn sẽ đạt khoảng 2,5%, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết

- Xếp hạng cá nhân của Thủ tướng Scott Morrison đã giảm do xử lý khủng hoảng cháy rừng ở Úc, tạo thêm áp lực lên chính phủ của ông để thay đổi chính sách về chính sách biến đổi khí hậu

Dữ liệu kinh tế cần theo dõi hôm nay:
- GDP tháng 11 của Anh, chỉ số tăng trưởng sản xuất và công nghiệp, cán cân thương mại nước Anh

- Chỉ số giá bán buôn Đức, doanh số bán lẻ của Ý

- Phát biểu của ông Jansson, phó giám đốc ngân hàng trung ương Thụy Sỹ.

(Tung Trinh)

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tin tức Chỉ số DAX: Dự báo hướng tới 24,500 nhờ hy vọng về thỏa thuận thương mại và bình luận từ Fed

Tin tức Chỉ số DAX: Dự báo hướng tới 24,500 nhờ hy vọng về thỏa thuận thương mại và bình luận từ Fed

DAX tăng 0.61% vào ngày 3 tháng 7 khi Báo cáo việc làm của Hoa Kỳ vượt dự báo, làm dịu nỗi lo suy thoái và nâng cao tâm lý rủi ro. Hy vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Hoa Kỳ và EU đã hỗ trợ cho mức tăng của DAX, khi các cuộc đàm phán nhằm cắt giảm 50% thuế đối với thép của EU và 25% thuế đối với ô tô. Dự báo đơn đặt hàng nhà máy của Đức sẽ giảm 0.1% vào tháng 5; tin tức thương mại có thể làm lu mờ dữ liệu yếu trong phiên giao dịch đầu ngày.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Đà giảm kéo dài do dữ liệu NFP tích cực kèm theo lo ngại áp lực biên lợi nhuận

Tin tức chỉ số Hang Seng: Đà giảm kéo dài do dữ liệu NFP tích cực kèm theo lo ngại áp lực biên lợi nhuận

Chỉ số Hang Seng giảm 1.24% vào ngày 4 tháng 7 khi dữ liệu việc làm mạnh mẽ của Hoa Kỳ làm tiêu tan hy vọng về đợt cắt giảm lãi suất của Fed vào tháng 7 hoặc tháng 9. Cổ phiếu công nghệ và xe điện lao dốc vì lo ngại về biên lợi nhuận bị thu hẹp; Alibaba giảm 2.54%, JD.com giảm 1.44%, BYD giảm 1.22%. Thỏa thuận thương mại Hoa Kỳ-Việt Nam gây thêm áp lực cho các nhà xuất khẩu của Trung Quốc với mức thuế mới đối với hàng hóa trực tiếp và trung chuyển.
Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng tích cực trước biên bản ECB và báo cáo việc làm Mỹ

Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng tích cực trước biên bản ECB và báo cáo việc làm Mỹ

DAX hướng đến mức 24,000 khi thỏa thuận Mỹ-Việt thúc đẩy tâm lý và các nhà giao dịch chú ý đến tiến triển trong thương mại Mỹ-EU. Dữ liệu của ADP cho thấy số việc làm tại Hoa Kỳ giảm 33 nghìn, đẩy tỷ lệ cược cắt giảm lãi suất của Fed lên 96% trong tháng 9. Biên bản cuộc họp của ECB và dữ liệu thị trường lao động Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng đến triển vọng và kỳ vọng cắt giảm lãi suất ngày hôm nay.
Tin tức Chỉ số Hang Seng: PMI Trung Quốc yếu kéo theo tâm lý thị trường và cổ phiếu công nghệ

Tin tức Chỉ số Hang Seng: PMI Trung Quốc yếu kéo theo tâm lý thị trường và cổ phiếu công nghệ

Chỉ số Hang Seng giảm 1.08% khi PMI Trung Quốc yếu và cổ phiếu công nghệ giảm ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và khẩu vị rủi ro. PMI dịch vụ Caixin của Trung Quốc giảm xuống 50.6, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng và thúc đẩy kỳ vọng kích thích. Phân tích kỹ thuật cho thấy Hang Seng lơ lửng trên EMA 50 ngày, với các mức quan trọng cần theo dõi là 23v500 và 24,533.
Tin tức Chỉ số DAX: HĐTL báo hiệu đà tăng khi đàm phán thương mại Mỹ - EU có tiến triển

Tin tức Chỉ số DAX: HĐTL báo hiệu đà tăng khi đàm phán thương mại Mỹ - EU có tiến triển

DAX giảm khi căng thẳng thương mại Mỹ-EU và các mối đe dọa về thuế quan đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư. Thuế quan 10% tiềm tàng của Hoa Kỳ và đồng euro mạnh hơn có nguy cơ làm xói mòn nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Đức, gây áp lực lên các cổ phiếu niêm yết trên DAX. Hợp đồng tương lai DAX phục hồi mặc dù vẫn ở mức thấp, với các chất xúc tác chính bao gồm dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ và bình luận của ECB đang được chú ý.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ