Tổng Bí Thư Tập Cận Bình đưa ra đề xuất về mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia Ả Rập

Tổng Bí Thư Tập Cận Bình đưa ra đề xuất về mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia Ả Rập

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

14:05 30/05/2024

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất một loạt các lĩnh vực bao gồm tài chính và công nghệ mà đất nước ông có thể tăng cường hợp tác với các quốc gia Ả Rập, nhấn mạnh nỗ lực của Bắc Kinh trong việc gia tăng ảnh hưởng tại Trung Đông.

"Trung Quốc sẽ cùng phía Ả Rập, với tư cách là những đối tác tốt, biến mối quan hệ của chúng ta trở thành hình mẫu để duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới," ông Tập phát biểu hôm thứ Năm tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - các Quốc gia Ả Rập tại Bắc Kinh. Ông nêu bật trí tuệ nhân tạo, công nghệ xanh và tài chính là những lĩnh vực mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng hơn.

Ông Tập cũng đề cập đến cuộc xung đột tại Gaza: "Chiến tranh không nên tiếp diễn vô tận, công lý không nên vắng bóng mãi mãi." Ông nhắc lại sự ủng hộ của Trung Quốc đối với việc Palestine gia nhập Liên Hợp Quốc và tổ chức một hội nghị hòa bình nhằm giúp chấm dứt xung đột với Israel.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã gia tăng nỗ lực ngoại giao tại Trung Đông. Vào năm 2023, Bắc Kinh đóng vai trò trung gian trong việc đạt được thỏa thuận bất ngờ giữa Saudi Arabia và Iran, hai đối thủ lớn nhất trong thế giới Hồi giáo. Hiệp định hòa hoãn này vẫn đang được duy trì mặc dù cuộc chiến tại Gaza gây ra nhiều căng thẳng, kéo theo đó là sự gia tăng đầu tư giữa Trung Quốc và Trung Đông.

Tập đoàn Lenovo của Trung Quốc đã công bố thỏa thuận phát hành 2 tỷ USD trái phiếu chuyển đổi cho quỹ đầu tư quốc gia của Saudi Arabia, đồng thời xây dựng các cơ sở nghiên cứu và sản xuất tại vương quốc này. Tập đoàn dầu lửa quốc gia Saudi Aramco đang đàm phán mua cổ phần trị giá 1.5 tỷ USD tại một công ty hóa dầu của Trung Quốc, trong khi tập đoàn ô tô China FAW Group tham gia vào nỗ lực sản xuất ô tô điện tại Ai Cập.

Các nhà phân tích UBS ước tính rằng mối liên hệ ngày càng chặt chẽ giữa Trung Quốc và Trung Đông có thể làm gia tăng thương mại toàn cầu liên quan đến năng lượng hơn 400 tỷ USD vào năm 2030.

Lãnh đạo các nước như Ai Cập, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain và Tunisia đều tham dự diễn đàn này. Các cuộc đàm phán có thể tập trung vào thương mại và đầu tư tăng trưởng nhanh cũng như các mối lo ngại về an ninh khu vực trong bối cảnh cuộc chiến Israel - Hamas.

Trong khi chính quyền Biden ủng hộ Israel trong cuộc xung đột này, Trung Quốc kêu gọi lệnh ngừng bắn ngay lập tức. Sự đồng với các quốc gia Ả Rập đang giúp Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng chính trị tại các nước mà cho đến gần đây vẫn chỉ coi Trung Quốc là một đối tác kinh tế – và giành được những đồng minh mới trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng toàn cầu với Mỹ.

Dưới thời ông Tập, Trung Quốc đã tìm cách xây dựng một trật tự thế giới mới nhằm đối trọng với Mỹ, bao gồm liên kết với Nga và các nền kinh tế mới nổi thuộc khối Global South. Bắc Kinh tự nhận mình là nhà lãnh đạo của khối BRICS và đã nỗ lực mở rộng khối này. Iran, UAE, Ethiopia và Ai Cập đều chấp nhận lời mời gia nhập trong năm nay.

Ông Tập đã đề cập đến chiến dịch rộng lớn hơn trong bài phát biểu vào thứ Năm, nhấn mạnh mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia Ả Rập có thể trở thành hình mẫu để thúc đẩy quản trị toàn cầu tốt đẹp. Ông cũng cho rằng Trung Quốc và các nước Ả Rập đang cùng "thực hiện sứ mệnh lịch sử phục hưng dân tộc và phát triển quốc gia nhanh hơn".

Nhấn mạnh nỗ lực thắt chặt quan hệ với các nước Trung Đông, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã nói với người đồng cấp Abdel-Fattah El-Sisi của Ai Cập tại Bắc Kinh rằng đất nước ông sẵn sàng làm sâu sắc hơn đầu tư về kinh tế và thương mại, theo thông tấn chính thức Tân Hoa Xã đưa tin. Trung Quốc cũng cho biết sẽ mở rộng đầu tư công nghiệp tại Ai Cập trong các lĩnh vực bao gồm sản xuất ô tô điện và tấm pin năng lượng mặt trời.

Phát biểu bên lề diễn đàn, Đặc phái viên Palestine tại Trung Quốc Fariz Mehdawi miêu tả Bắc Kinh là bạn bè với gần như tất cả các quốc gia trong khu vực.

"Họ không có vấn đề gì với bất cứ ai, không giống như các bạn Mỹ của chúng tôi, thật không may, tôi xin lỗi khi phải nói như vậy," ông nói. "Nhưng đó là điều khiến Trung Quốc đủ điều kiện hơn để đóng một vai trò xây dựng, tích cực và không gây tranh cãi."

Trung Quốc nhập khẩu hơn một phần ba lượng dầu thô từ các thành viên của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh Arab gồm 6 quốc gia, trong đó phần lớn đến từ Saudi Arabia.

Trong thương mại tổng thể, UAE - mặc dù nền kinh tế chỉ bằng một nửa của Saudi Arabia - đã trở thành một đối tác lớn hơn của Trung Quốc.

UAE đóng "vai trò chủ chốt trong Sáng kiến Vành đai và Con đường" - chiến dịch cơ sở hạ tầng toàn cầu của Bắc Kinh - và có hơn 6,600 thương hiệu Trung Quốc đăng ký tại nước này, Bloomberg Intelligence đưa tin tuần trước. Đến hết năm 2022, theo số liệu chính thức mới nhất của Bắc Kinh, UAE đã nhận khoảng 12 tỷ USD đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc - gấp bốn lần so với Saudi Arabia.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cập nhật thị trường phiên Mỹ 19/5: Chứng khoán phục hồi khi lực bắt đáy quay trở lại, nhà đầu tư phớt lờ tin Moody's hạ xếp hạng của Mỹ

Cập nhật thị trường phiên Mỹ 19/5: Chứng khoán phục hồi khi lực bắt đáy quay trở lại, nhà đầu tư phớt lờ tin Moody's hạ xếp hạng của Mỹ

Làn sóng mua bắt đáy đã thúc đẩy đà phục hồi của cổ phiếu từ mức thấp nhất trong phiên, khi các nhà giao dịch cố gắng bỏ qua việc Moody’s Ratings hạ xếp hạng của Mỹ, điều đã khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt và làm suy yếu đồng USD.
Giá dầu giảm vì lo ngại kinh tế Mỹ - Trung và đàm phán hạt nhân bất ổn
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu giảm vì lo ngại kinh tế Mỹ - Trung và đàm phán hạt nhân bất ổn

Giá dầu giảm do Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ và dữ liệu sản xuất, tiêu dùng yếu từ Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu năng lượng toàn cầu. Phát biểu cứng rắn của giới chức Mỹ về thuế và đàm phán hạt nhân với Iran càng làm thị trường thêm bất ổn, dù đà giảm phần nào được kìm hãm bởi kỳ vọng về tiến triển ngoại giao.
Đồng USD giảm giá do các mối đe dọa thuế quan mới; RBA quyết định về lãi suất | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD giảm giá do các mối đe dọa thuế quan mới; RBA quyết định về lãi suất | Investing.com

USD giảm giá do Moody’s hạ bậc tín nhiệm, bình luận về thuế quan của Bessent. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm, vàng phục hồi. Ông Uchida từ BoJ ủng hộ tăng lãi suất thêm nếu nền kinh tế phục hồi. RBA sẽ cắt giảm 25bps, trọng tâm chuyển sang định hướng chính sách tương lai
chứng khoán châu Âu giảm vì lo ngại tài khóa Mỹ và dữ liệu yếu từ Trung Quốc
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

chứng khoán châu Âu giảm vì lo ngại tài khóa Mỹ và dữ liệu yếu từ Trung Quốc

Chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm điểm sau năm tuần tăng liên tiếp, do Moody's hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ và dữ liệu kinh tế đáng thất vọng từ Trung Quốc. Tình trạng bất ổn tài khóa của Mỹ, cùng với diễn biến chính trị và lo ngại về tăng trưởng toàn cầu, đã khiến nhà đầu tư quay lại với tâm lý thận trọng.
EU và Anh đạt thỏa thuận đột phá trước thềm hội nghị thượng đỉnh; liên kết thị trường carbon - BBG
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

EU và Anh đạt thỏa thuận đột phá trước thềm hội nghị thượng đỉnh; liên kết thị trường carbon - BBG

Các nhà đàm phán từ Anh và Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận sơ bộ nhằm tăng cường mối quan hệ song phương trước thềm hội nghị thượng đỉnh quan trọng dự kiến diễn ra vào thứ Hai, Bloomberg đưa tin vào thứ Hai, trích dẫn các nguồn tin quen thuộc với vấn đề.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ