đang đứng trước một thế khó. Nếu các mức thuế mới được duy trì, lạm phát tại Mỹ trong năm nay có thể tăng lên 5%. Dù nhiều người cho rằng đây chỉ là cú sốc tạm thời mà Fed có thể bỏ qua, nhưng lập luận kiểu "tạm thời" từng khiến danh tiếng của Chủ tịch Powell bị tổn hại — gợi nhớ lại những lần đánh giá sai trong quá khứ.
Hiện thị trường đã định giá hoàn toàn khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào cuộc họp ngày 18/6, và kỳ vọng cao cho một đợt cắt tiếp theo trong tháng 7. Tổng cộng, thị trường đang dự báo 109 điểm cơ bản cắt giảm trong vòng một năm tới.
Tuy nhiên, những bình luận gần đây từ các quan chức Fed đang cho thấy lập trường hawkish trở lại, không phải ngược lại. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng Fed có thể sẽ không “giải cứu” thị trường như kỳ vọng. Một số phát biểu đáng chú ý gồm:
- Adriana Kugler (Thành viên hội đồng thống đốc Fed): Thuế quan có thể gây ra tác động kéo dài hơn dự đoán.
- Austan Goolsbee (Chủ tịch Fed Chicago): Lo ngại nếu thuế đánh vào hàng nhập khẩu lan sang các chi phí khác hoặc khiến tâm lý tiêu dùng thay đổi.
- John Williams (Chủ tịch Fed New York): Dự báo lạm phát năm nay sẽ tương đối ổn định, nhưng rủi ro tăng giá là có thật – tác động từ thuế có thể kéo dài.
- Mary Daly (Chủ tịch Fed San Francisco): Dữ liệu PCE khiến bà giảm niềm tin vào kịch bản sẽ có hai lần cắt giảm trong năm.
- Thomas Barkin (Chủ tịch Fed Richmond): Cảnh báo không nên xem tác động từ thuế là chỉ mang tính một lần.
- Susan Collins (Chủ tịch Fed Boston): Lạm phát đối mặt với nhiều rủi ro tăng giá, chưa rõ hiệu ứng từ thuế sẽ kéo dài bao lâu.
Không có quan điểm nào mang tính dovish trong số các bình luận kể từ sau cuộc họp FOMC gần nhất.
Nếu Powell có lập trường hawkish hơn trong bài phát biểu sắp tới, thị trường tài chính có thể phản ứng tiêu cực: tài sản rủi ro sẽ chịu áp lực, đồng USD có thể phục hồi sau đợt suy yếu gần đây. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng thị trường vẫn tin rằng nếu thiệt hại về giá cổ phiếu đủ lớn, thì kỳ vọng Fed sẽ can thiệp để hỗ trợ vẫn còn đó.
