Tiêu điểm thị trường tuần tới: Mỹ và Trung Quốc trong tiến trình ký Phase 1, vượt qua một năm nhiều bất đồng!

Tiêu điểm thị trường tuần tới: Mỹ và Trung Quốc trong tiến trình ký Phase 1, vượt qua một năm nhiều bất đồng!

11:00 12/01/2020

Phase 1, chiến tranh thương mại, thỏa thuận thương mại

Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tiến rất gần tới việc ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, đi đến chính thức hóa cho một thỏa thuận nhằm giảm thiểu căng thẳng thuế quan giữa hai bên, vốn có ảnh hưởng không nhỏ đối với kinh tế toàn cầu trong năm 2019.

Tuy nhiên thỏa thuận Mỹ-Trung lần này chỉ nhắm tới giảm một số loại thuế trong khi các mức thuế còn lại giữ nguyên, đồng nghĩa với việc hai nước vẫn có xu hướng theo chủ nghĩa bảo hộ trong năm 2020. Việc chưa có lịch trình cụ thể cho cuộc hội đàm hay thỏa thuận giai đoạn tiếp theo, và khả năng một trong hai nước không giữ đúng những cam kết được nêu trong thỏa thuận giai đoạn 1 sắp tới cũng có nguy cơ khiến căng thẳng thương mại gia tăng trở lại. Dù vậy đối với kinh tế thế giới, sự kiện này là vẫn có thể sẽ phát đi tín hiệu tốt giúp cải thiện đà tăng trưởng đang trì trệ, trong bối cảnh sự bất an chưa hoàn toàn biến mất trên thị trường.

Theo ông Tom Orlik, trưởng nhóm phân tích kinh tế tại Bloomberg, thỏa thuận giai đoạn 1 có được thực thi toàn diện hay chỉ là bình phong, điều đó không quan trọng. Đối với các doanh nghiệp hay thị trường nói chung, điều quan trọng là tín hiệu xuống thang căng thẳng liệu có đươc thể hiện. Nếu đó là thiện chí mà cả Mỹ và Trung Quốc sẽ đưa ra trong ngày 15 tháng 1 sắp tới, triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 sẽ lạc quan trở lại.

Tiêu điểm thị trường tuần sau:

- Khu vực Bắc Mỹ

Thị trường sẽ hướng sự chú ý tới phái đoàn của Trung Quốc đến Washington để ký thỏa thuận thương mại vào thứ Tư tuần tới. Ông Phil Hogan, ủy viên phụ trách thương mại thuộc Ủy ban Châu Âu cũng bay tới Mỹ dịp này để tọa đàm với các lãnh đạo.

Các chủ tịch ngân hàng Fed khu vực cũng đang hoạt động tích cực hơn với một loạt sự kiện trong tuần tới. Ông Eric Rosengren, chủ tịch Fed Boston và Raphel Bostic, chủ tịch Fed Atlanta sẽ có buổi đối thoại về triển vọng kinh tế tại vào thứ Hai tuần sau. Chủ tịch Fed thành phố Kansas, ông Esther George sẽ phát biểu vào thứ Ba, sau đó 1 ngày sẽ là buổi phát biểu của ông Patrick Harker từ Fed Philadenphia và Robert Kaplan từ Fed Dallas.

- Khu vực châu Âu:
Thứ Tư tuần sau, Đức sẽ công bố số liệu GDP năm 2019, một năm trì trệ của nền kinh tế do sản xuất đình đốn gây ra. Tỷ lệ tăng trưởng ước tính ở mức 0.5%, con số tệ nhất mà nền kinh tế hàng đầu châu Âu đạt được kể từ năm 2013. Vào thứ Năm, các nhà đầu tư sẽ đón chờ thông tin từ cuộc họp chính sách của ngân hàng trung ương châu Âu tháng 12, cuộc họp lần đầu tiên được bà Christine Lagarde chủ trì.

Tại vương quốc Anh, dữ liệu kinh tế sẽ được quan tâm nhiều hơn, sau khi thống đốc ngân hàng Trung ương Anh, ông Mark Carney, trong bài phát biểu gần đây, đã gợi ý khả năng giảm lãi suất và nhận định rằng nền kinh tế Anh cần được kích thích mạnh hơn. Trong tuần sau, số liệu GDP của tháng sẽ được công bố vào thứ Hai, sau đó sẽ là thông tin về lạm phát vào thứ Tư và doanh số bán lẻ vào thứ Sáu.

- Khu vực châu Á:
Đàm phán thương mại giai đoạn 1 lần này đóng vai trò quan trọng cho bức tranh GDP cả năm của Trung Quốc. Số liệu GDP năm vừa qua sẽ được công bố vào thứ Sáu tuần sau, kinh tế Trung Quốc được kỳ vọng qua số liệu lần này ở mức ổn định với đà tăng trưởng 6% trong quý 4 năm 2019.

Tại Nhật, đốc ngân hàng trung ương Nhật Bản, ông Haruhiko Kuroda sẽ có bài phát biểu vào thứ Tư tuần tới. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương Hàn Quốc sẽ có cuộc họp chính sách đầu tiên của năm mới vào thứ Sáu, không có nhiều thay đổi về chính sách được kỳ vọng trong cuộc họp lần này.

(Tung Trinh tổng hợp từ Bloomberg)

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD: Hy vọng một vài tin tức tích cực từ Canada – ING
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

USD: Hy vọng một vài tin tức tích cực từ Canada – ING

Những giai đoạn ít tin tức thường là thước đo hữu ích về thiên hướng cơ bản của thị trường ngoại hối. Tính đến thời điểm này trong tuần, xu hướng gia tăng vị thế bán khống USD đã rất rõ ràng, mặc dù đồng bạc xanh vẫn bị định giá thấp đáng kể so với hầu hết các tiền tệ G10 khi xét theo các động lực ngắn hạn như lãi suất và chênh lệch cổ phiếu.
HKD giảm sâu do hoạt động carry trade làm chao đảo thị trường
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

HKD giảm sâu do hoạt động carry trade làm chao đảo thị trường

Đồng đô la Hồng Kông đang ngày càng tiến gần đến giới hạn thấp nhất trong biên độ giao dịch khi lãi suất địa phương giảm sâu, thúc đẩy các nhà đầu tư đua nhau vay đồng tiền này để thực hiện carry-trade. Với sự chênh lệch kỷ lục giữa lãi suất Hồng Kông và Mỹ, thị trường đang chứng kiến một làn sóng biến động mạnh, khiến đồng đô la Hồng Kông có nguy cơ giảm giá sâu hơn trong thời gian tới.
Các đồng tiền châu Á tăng giá khi USD giảm do lo ngại về dự luật thuế của Trump và cuộc họp G7
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các đồng tiền châu Á tăng giá khi USD giảm do lo ngại về dự luật thuế của Trump và cuộc họp G7

Hầu hết các đồng tiền châu Á đã tăng giá vào thứ Tư khi USD suy yếu do sự bất ổn về dự luật cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump và sự thận trọng của nhà đầu tư trong bối cảnh cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G7 đang diễn ra, vốn thường tập trung vào các vấn đề ngoại hối. Các nhà đầu tư đánh giá dữ liệu cán cân thương mại yếu kém của Nhật Bản, phản ánh tác động của thuế quan Mỹ. Thị trường cũng tiếp nhận các dấu hiệu cho thấy tâm lý đang xấu đi xung quanh thương mại Mỹ-Trung.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ