Tiền lương thực tế của người Nhật giảm tháng thứ 23 liên tiếp trong bối cảnh lạm phát tăng cao

Tiền lương thực tế của người Nhật giảm tháng thứ 23 liên tiếp trong bối cảnh lạm phát tăng cao

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

08:20 08/04/2024

Bộ Lao động Nhật Bản báo cáo vào thứ Hai rằng tiền lương thực tế của người lao động đã giảm 1.3% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm mạnh hơn so với tháng trước, thấp hơn dự báo của các nhà kinh tế là 1.4%. Mức lương danh nghĩa tăng 1.8%, vẫn phù hợp với dự báo chung.

Tiền lương thực tế trung bình hàng tháng của Nhật Bản so với cùng kỳ năm trước (YoY)

Sự sụt giảm này diễn ra trong bối cảnh lạm phát tiêu dùng (không bao gồm thực phẩm tươi sống) tăng lên 2.8% trong tháng 2, mức nhanh nhất trong bốn tháng qua. Trong năm tài chính trước, người lao động Nhật Bản nhận được mức tăng lương cao nhất trong ba thập kỷ nhưng vẫn không đủ bù đắp cho lạm phát, vốn đã duy trì ở mức cao trên 2% trong gần 2 năm, đồng thời cũng là mục tiêu của BoJ. Điều này buộc các hộ gia đình đã phải cắt giảm chi tiêu hàng tháng.

BoJ cho rằng tình hình sắp sửa thay đổi, đây là một yếu tố chủ chốt trong việc quyết định chấm dứt chính sách lãi suất âm của họ vào ngày 19/03, đánh dấu lần tăng lãi suất đầu tiên của Nhật Bản kể từ năm 2007. Nhóm nghiệp đoàn lớn nhất của Nhật Bản báo cáo rằng những cuộc đàm phán lương hàng năm với các công ty đã đi đến cam kết tăng lương hơn 5% trong năm tài chính này, mức tăng lớn nhất trong hơn 30 năm và dự kiến sẽ vượt xa mức lạm phát, vốn được dự báo sẽ giảm xuống còn 2.3% trong năm nay.

Thống đốc BoJ, Kazuo Ueda trong một cuộc phỏng vấn gần đây với các phương tiện truyền thông địa phương cho biết rằng BoJ đã kết thúc chương trình nới lỏng tiền tệ quy mô lớn. Nguyên do là niềm tin gia tăng, lên tới 75% về khả năng Nhật Bản đã bước sang chu kỳ tích cực giữa tiền lương và giá cả. Ông Ueda cũng cho biết khả năng đạt được mục tiêu lạm phát của BoJ sẽ tăng dần từ mùa hè sang mùa thu.

Một số nhà kinh tế dự báo lương thực tế sẽ tăng ngay từ tháng 6, khi mức tăng lương đã bắt đầu được phản ánh vào bảng lương. Một tín hiệu tích cực khác cho xu hướng tiền lương trong báo cáo của ngày Thứ Hai, chỉ xét những lao động toàn thời gian (đã loại trừ các vấn đề về lấy mẫu cũng như không tính tiền thưởng và làm thêm giờ) cho thấy mức tăng 2.1%, duy trì trên mức 2% trong tháng thứ sáu liên tiếp.

Già hóa dân số đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động kinh niên, buộc các công ty phải cạnh tranh gay gắt bởi nguồn nhân lực ngày càng khan hiếm. Theo khảo sát, hơn một nửa số công ty đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động chính thức, mức cao nhất kể từ năm 2018. Theo Teikoku Databank, trong năm tài chính trước, số lượng công ty phá sản do thiếu hụt lao động đã tăng gấp đôi lên 313, mức cao nhất từ trước đến nay.

Trong khi đó, triển vọng về giá cả vẫn còn bấp bênh. Kế hoạch chấm dứt trợ cấp cho các tiện ích của Chính phủ vào cuối tháng 5 dự kiến sẽ đẩy giá cả lên cao hơn vào mùa hè. Một yếu tố tiềm ẩn khác là đồng Yên. USD/JPY gần như đã đạt đỉnh trong 34 năm và diễn biến này sẽ tiếp tục gây áp lực lên nhập khẩu lương thực và nguyên liệu thô. Vào cuối tháng này, BoJ sẽ công bố dự báo lạm phát mới nhất tại cuộc họp hội đồng quản trị.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc và lợi suất TPCP sụt giảm xuống gần mức thấp kỷ lục khi giới đầu tư chuẩn bị đối mặt với hậu quả từ cuộc xung đột thương mại ngày càng trầm trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế

Châu Á đang gánh chịu phần lớn tác động từ đợt áp thuế mới của Mỹ, điều này được dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực thông qua việc làm suy yếu hoạt động đầu tư kinh doanh và niềm tin thị trường – từ đó tạo áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đẩy mạnh cắt giảm lãi suất.
Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh

Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.
Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề

Tổng thống Donald Trump vừa 'tung đòn' phản bác vào hệ thống thương mại toàn cầu mà ông từ lâu cho là bất công—một loạt thuế quan đánh thẳng vào các đối tác thương mại của Mỹ trên khắp thế giới, đẩy châu Á và châu Âu vào thế khó hơn bao giờ hết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ