Tâm điểm tuần này: Gia tăng lo ngại về COVID-19 và Chủ nghĩa "ngoại lệ" ở Mỹ

Tâm điểm tuần này: Gia tăng lo ngại về COVID-19 và Chủ nghĩa "ngoại lệ" ở Mỹ

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

12:46 22/06/2020

Liệu các tài sản ở Mỹ có thể thực sự tăng giá vượt trội khi quốc gia này đang là tâm điểm của những lo ngại mới về COVID-19?

Đại dịch toàn cầu đang gia tăng một lần nữa lại trở thành tâm điểm, nhưng các phản ứng của thị trường đã thay đổi. Mối tương quan giữa các tài sản tài chính sẽ giảm dần khi các nhà đầu tư ngày càng phân biệt giữa các quốc gia, ngành và các cổ phiếu đơn lẻ. Một số quốc gia đã làm xuất sắc việc kiểm soát COVID-19 trong khi những quốc gia khác đang vật lộn với sự bùng phát vẫn đang gia tăng. Có rất ít khả năng thế giới sẽ quay trở lại với các biện pháp phong tỏa cực đoan được thấy cách đây chỉ vài tháng, bởi vì khả năng kiểm tra và theo dõi đã được cải thiện ở khắp mọi nơi, nhưng việc phong tỏa cục bộ ở một vài khu vực nhất định chắc chắn sẽ xảy ra. Tài sản ở Mỹ, Brazil, Ấn Độ và Mexico có thể sẽ giảm giá trị. Ngành công nghiệp du lịch toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn khi việc mở lại du lịch quốc tế dường như rất xa vời.

Sự vượt trội của tài sản Mỹ đã là một chủ đề chính trong những năm gần đây và sự bùng phát của COVID-19 đã kéo dài hiện tượng đó. Vậy nó có thể tiếp diễn trong nửa sau của năm 2020 hay không? Nhiều người sẽ cho rằng dữ liệu kinh tế gần đây của Mỹ ủng hộ cho ý tưởng này. Trong bối cảnh đó, Chỉ số quản lí thu mua sơ bộ tháng 6 được công bố ngày mai sẽ đóng vai trò rất quan trọng, trong khi “bullish” Bullard nói về nền kinh tế và COVID-19 vào thứ Tư. Nếu Chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ quay trở lại, thì xu hướng giảm điều chỉnh của đồng Dollar có thể đã kết thúc. Mặt khác, các tài sản ở Mỹ liệu có thể thực sự tăng giá vượt trội khi quốc gia này đang là tâm điểm của những lo ngại mới về COVID-19?

Như một hệ quả tất yếu cho kịch bản trên, sự háo hức về câu chuyện phục hồi ở châu Âu đang lu mờ dần. Tôi là một trong những người tin tưởng vào câu chuyện phục hồi tích cực trong dài hạn, nhưng các Chỉ số quản lí thu mua sơ bộ (preliminary PMI) được công bố vào ngày mai từ khu vực đồng Euro sẽ là yếu tố dẫn đường cho tâm lý rủi ro trong ngắn hạn.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ