Có nhiều yếu tố đang làm giảm bớt mối lo ngại về suy thoái kinh tế gần đây. Nổi bật nhất chính là báo cáo việc làm tháng 9 - được công bố tuần trước - đã tăng trưởng vượt trội so với dự báo. Bên cạnh đó, sự hồi phục của tăng trưởng cung tiền Mỹ theo tỷ lệ năm cũng là một chỉ báo tích cực.
Chính sách tiền tệ đang ngày càng được phát triển trở thành một công cụ quan trọng để giảm mức chi phí lãi vay cần được chi trả cho nợ chính phủ, từ đó cho phép các biện pháp kích thích tài khóa trở nên tập trung hơn vào mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Việc Fed cắt giảm 0.50 điểm phần trăm lãi suất điều hành đã đẩy giá vàng chạm mốc $2,620/ounce, và dự kiến đà tăng của vàng sẽ còn tiếp tục do khả năng Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất và nới lỏng định lượng. Tỷ lệ cơ sở tiền tệ so với vàng cũng cho thấy vàng đang bị định giá thấp. Thêm vào đó, căng thẳng địa chính trị, chẳng hạn như căng thẳng Mỹ-Trung-Nga và xung đột Trung Đông, có thể giúp giá vàng đạt mốc $5,200 vào năm 2025.
Sức mạnh của đồng USD trong năm nay một phần đến từ việc các đồng tiền khác mất giá. Tuy vậy, đồng bạc xanh vẫn suy yếu xuống mức đáy gần đây khi thị trường dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Khi khả năng hạ lãi suất có vẻ như đã chắc chắn, biến động tiềm ẩn của đồng USD có thể sẽ tiếp tục là tâm điểm chú ý của thị trường.
Các quan chức Fed đã tập trung vào việc thắt chặt định lượng của Fed để giúp các hoạt động bình ổn trở lại. Fed vẫn còn một chặng đường dài để ổn định vị thế, nhưng kế hoạch của họ dường như vẫn đang hoạt động tốt. Việc cắt giảm lãi suất điều hành của Fed không nên là mối quan tâm lớn và mối lo ngại về tăng trưởng cung tiền M2 nên bị bác bỏ, vì hệ thống ngân hàng đang còn rất nhiều tiền để duy trì tăng trưởng kinh tế.
Sự sụt giảm kỷ lục về vận tốc lưu chuyển tiền (V) giải thích tại sao GDP và lạm phát không mạnh hơn trong bối cảnh nỗ lực kích thích tăng trưởng của các đợt nới lỏng định lượng. Thắt chặt định lượng (bắt đầu từ quý 2 năm 2022) đã mang lại sự phục hồi đáng kể cho vận tốc lưu chuyển tiền và giải thích lý do tại sao tăng trưởng GDP (thực tế và danh nghĩa) làm Fed và nhiều chuyên gia kinh tế ngạc nhiên. Các yếu tố thúc đẩy sự phục hồi này ở V vẫn được giữ nguyên. Do đó, bên cạnh những ảnh hưởng của các sự kiện kinh tế, tăng trưởng GDP và áp lực lạm phát sẽ vẫn sẽ mạnh mẽ vào năm 2024 khi V tiếp tục được phục hồi. Điều này mặc dù có lợi cho kênh đầu tư cổ phiếu nhưng lại tạo ra những lo ngại cho nhà đầu tư trái phiếu.
Suy cho cùng, lạm phát gia tăng sau khi đại dịch Covid-19 nổ ra chỉ là tạm thời. Câu nói này của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Fed, Jerome Powell chưa hề sai nếu đặt trong bối cảnh dài hạn. Ở phần trước, chúng ta đã cùng nhau ngồi lại nhìn nhận lý do nào sẽ khiến lạm phát không thể liên tục tăng mãi. Ở phần cuối cùng này, 4 yếu tố còn lại của giảm phát sẽ được trình bày kỹ lưỡng hơn.
Suy cho cùng, lạm phát gia tăng sau khi đại dịch Covid-19 nổ ra chỉ là tạm thời. Câu nói này của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Fed, Jerome Powell chưa hề sai nếu đặt trong bối cảnh dài hạn. Nhưng khi đặt vào dữ liệu quá khứ của 2021 và 2022, ngài Powell đang tỏ ra thận trọng hơn vì dữ liệu này vẫn thể hiện mức lạm phát mà chúng ta đã trải qua hơn 1 năm trước. Vậy đâu là những nguyên nhân khiến lạm phát giảm về dài hạn, trong bài viết này, tôi sẽ làm sáng tỏ.
Dự báo hiện tại của Fed Atlanta cho thấy tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ (có lẽ là quá tích cực) đang diễn ra trong quý thứ ba; một cuộc “hạ cánh mềm” có thể đang diễn ra trên thị trường việc làm. Về phía châu Âu, nguồn cung tiền đang sụt giảm và những điểm tương đồng với (và sự khác biệt với) năm 2009.
Hầu hết mọi người tin rằng lạm phát chỉ được gây ra bởi nguồn cung tiền của quốc gia. Họ không nhận ra rằng lạm phát được tạo nên bởi hai yếu tố độc lập: nguồn cung tiền kết hợp với vận tốc lớn đã ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát.
Thông thường, chúng ta sẽ nhìn vào trái phiếu chống lạm phát để đánh giá liệu xem rằng có hay không áp lực lạm phát. Tuy nhiên, trong bài viết tối nay, Laura Cooper đã đưa ra một tín hiệu cảnh báo nhận định trên có thể sai lầm.