Sau hai lần khởi nghiệp thất bại, giờ đây công ty của người đàn ông Hàn Quốc 30 tuổi dưới đây được định giá lên tới 32 triệu USD

Sau hai lần khởi nghiệp thất bại, giờ đây công ty của người đàn ông Hàn Quốc 30 tuổi dưới đây được định giá lên tới 32 triệu USD

09:26 13/09/2022

Sae Hyung-jung nhớ lại khoảng thời gian khó khăn khi không thể lo nổi cho bữa ăn ngày hôm sau...

Sae Hyung-jung hiện là người sáng lập và là giám đốc điều hành của oVice, một nền tảng văn phòng ảo được tạo ra để mang lại năng lượng tập thể như đang ở trong không gian thực cho các nhóm làm việc từ xa. Công ty có trụ sở chính tại Nhật Bản, nơi Sae hiện đang sinh sống.
Sae Hyung-jung hiện là người sáng lập và là giám đốc điều hành của oVice, một nền tảng văn phòng ảo được tạo ra để mang lại năng lượng tập thể như đang ở trong không gian thực cho các nhóm làm việc từ xa. Công ty có trụ sở chính tại Nhật Bản, nơi Sae hiện đang sinh sống.

Ở độ tuổi 20, Sae thành lập công ty trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giúp sinh viên cải thiện điểm thi đại học, nhưng không thu được kết quả tốt. Anh ấy chia sẻ với CNBC Make It: “Tôi đã nợ quá nhiều và thậm chí phải dùng thẻ tín dụng để trả lương cho nhân viên.”

Mười năm sau, cuộc đời của doanh nhân này là một bức tranh hoàn toàn khác. Anh hiện là người sáng lập và là giám đốc điều hành của oVice, một nền tảng văn phòng ảo được tạo ra để mang lại năng lượng tập thể như đang ở trong không gian thực cho các nhóm làm việc từ xa. Công ty có trụ sở chính tại Nhật Bản, nơi Sae hiện đang sinh sống.

Cuối tháng trước, oVice đã huy động được 32 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B do một nhóm các nhà đầu tư chủ yếu tới từ Nhật Bản. Lần gọi vốn mới nhất đã nâng tổng số vốn huy động được lên 45 triệu USD. Theo Sae, công ty đã kiếm được 6 triệu USD doanh thu định kỳ hàng năm.

Hãy cùng CNBC Make It tìm hiểu xem doanh nhân trẻ đã học được gì từ những thất bại của mình và cách một công ty khởi nghiệp được ra đời.

Kiến thức đa dạng là chìa khóa
Sae thừa nhận, vấn đề lớn nhất của liên doanh AI thất bại là anh ấy không “tìm được thị trường”. “Nền tảng AI của tôi chuyên về một kỳ thi mà sinh viên nước ngoài cần phải thực hiện để đến Nhật Bản,” anh đề cập đến Kỳ thi tuyển sinh đại học Nhật Bản dành cho sinh viên quốc tế (EJU).

Sae, người đang du học tại Nhật Bản vào năm 2017, đã tham gia kỳ thi tương tự và rất vất vả khi chuẩn bị cho nó. Anh nói: “Không có nhiều sách để học cho EJU. Tôi đã thu thập các câu hỏi từ các kỳ thi đại học địa phương và tạo ra một AI để giúp cải thiện điểm số của học sinh. “Nhưng vào thời điểm đó, chỉ có 1,000 người tham gia kỳ thi này mỗi năm, vì vậy nó chỉ là một thị trường nhỏ và thích hợp lúc bấy giờ.”

Điều kiện để các nhà đầu tư vào công ty của anh là phải mở rộng thị trường. Nhưng Sae cũng rất cứng đầu, anh từ chối và muốn tự mình giải quyết vấn đề này. Bất chấp quyết tâm của anh, nền tảng công nghệ này đã phải vật lộn để tồn tại và nó đã thất bại. “Tôi đã rất ám ảnh về việc làm cho nó hoạt động chỉ vì nó là sản phẩm của chính tôi.” Cuối cùng, anh ta đã bán công ty để trả hết các khoản nợ của mình và cũng là cho anh thời gian để “reset”

Dù vậy, Sae vẫn không bỏ cuộc bởi vì khởi nghiệp là một “hành trình liên tục”. Hơn nữa, đó không phải là lần đầu tiên anh ấy nếm trải thất bại. Khi 18 tuổi, anh bắt đầu kinh doanh môi giới thương mại, kết nối các công ty với các nhà cung cấp và phân phối ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhưng sau một năm, Sae phải đóng cửa hàng. Hồi đó, năm 2011, có một trận động đất lớn ở Nhật Bản. Khách hàng của anh ở Hàn Quốc đang nhập khẩu các sản phẩm từ Nhật Bản và giá nhập của họ đã tăng gấp đôi. Thấy công việc kinh doanh không bền vững nên Sae quyết định đóng cửa rồi theo đuổi tấm bằng đại học ở Nhật Bản.

Nhìn lại những kinh nghiệm của mình, anh ấy nhận ra rằng khả năng thích ứng là yếu tố quan trọng trong khởi nghiệp.“Nếu công ty không hoạt động, không sao cả. Tôi sẽ bắt đầu một việc khác. Nếu bạn có kiến thức, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn ”.

Thích ứng với những biến cố nằm ngoài tầm kiểm soát
Trong suốt thời gian học đại học và sau đại học, Sae đã làm việc với tư cách là chuyên gia tư vấn về AI và blockchain. Vào tháng 2 năm 2020, anh đã được đến Tunisia, nơi cách Ý khoảng 925 km, tương đương 575 dặm.

Vào thời điểm đó, dịch bệnh Covid-19 đang lan nhanh khắp nước Ý, nơi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát đầu tiên ở châu Âu. Tunisia cũng phải thực hiện phong tỏa toàn thành phố, và chỉ có duy nhất 1 chuyến bay/ngày để trở về Nhật Bản vì vậy Sae bị mắc kẹt ở Tunisia, và phải làm việc từ xa, cùng với các đồng nghiệp ở Nhật Bản cũng đang làm việc tại nhà.

Nhưng anh nhanh chóng chán nản với công việc từ xa, vì có rất ít sự cộng tác giữa các nhân viên. Anh cho biết “Trong văn phòng, tôi có thể yêu cầu cập nhật dự án và nhanh chóng xác định các nút thắt, hoặc tôi có thể phát hiện ra các vấn đề từ các cuộc trò chuyện mà tôi tình cờ nghe được bằng cách nào đó,” “Nhưng thực hiện công việc từ xa, giao tiếp thông qua Zoom, Slack, v.v không mang lại cho bạn loại trải nghiệm tương tự. Cảm giác như mất điện, bạn không biết bất cứ điều gì đang xảy ra trong công ty nữa ”.

Sae quyết định tự mình giải quyết các vấn đề và tái tạo khái niệm chia sẻ không gian của một văn phòng rồi đưa nó lên mạng. Ví dụ, nền tảng văn phòng ảo của anh ấy cho phép người dùng hoặc ảnh đại diện của họ tiếp cận với đồng nghiệp để bắt đầu cuộc trò chuyện giống như trong một văn phòng thực. Và không muốn bị nghe lén, thì có thể “khóa” cuộc trò chuyện hoặc đưa nó đến một phòng họp ảo riêng tư.

oVice allows employees to approach their colleagues to start a conversation or have a casual chit-chat — much like in a physical office.

Sau hai tuần xây dựng nguyên mẫu đầu tiên và chia sẻ nó với các đồng nghiệp, Sae cảm thấy hài lòng với sáng tạo này của mình. "Bởi vì tôi rất thích nó, tôi tin rằng những người cảm thấy cần phải ở trong một văn phòng thực cũng sẽ hài lòng."

oVice được ra mắt tại Nhật Bản vào tháng 8 năm 2020 và Sae cho biết đã có một lượng lớn các công ty trả tiền cho dịch vụ này khi họ nhận ra rằng đại dịch vẫn sẽ tiếp diễn. “Các công ty bắt đầu nghĩ về việc tương tác với công việc từ xa và oVice đã giúp điều đó.”

Cập nhật tình hình và xu hướng tiêu dùng của khách hàng
Công ty mới của Sae đã thành công rực rỡ trong hai năm qua do đại dịch. Nhưng khi các quốc gia trên thế giới nới lỏng các hạn chế và người lao động bắt đầu quay trở lại văn phòng, oVice bắt đầu chuyển trọng tâm sang các công ty thích ứng với cái mà một số người gọi là “công việc bình thường mới”, là làm việc kết hợp.
“Các công ty biết rằng dù nhiều người bây giờ thích ở văn phòng, nhưng nếu yêu cầu họ 100% phải ở công ty thì họ sẽ nghỉ việc.” Sae nói thêm.

“Tất nhiên chúng tôi sẽ quay lại văn phòng, nhưng không có nghĩa là cộng tác trực tuyến sẽ biến mất.” Sae vẫn tự tin rằng nền tảng của mình sẽ tiếp tục phát triển mạnh khi các nơi làm việc hướng tới công việc kết hợp và bình thường trước đại dịch.oVice hiện có hơn 20.000 công ty trên toàn thế giới. “Doanh thu thường niên của chúng tôi sẽ đạt hơn 10 triệu USD trong năm nay,” Sae nói thêm.

Sau thành công của liên doanh thứ ba, Sae nhìn lại những thất bại của mình một cách nhẹ nhàng hơn. “Thật tốt khi trải qua một số thất bại, chúng đã dạy cho tôi những bài học quan trọng. Sau hai lần thất bại thì bây giờ tôi cảm thấy công việc kinh doanh này khá dễ dàng với tôi”.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các nhà nhập khẩu Mỹ chạy đua xây dựng kho ngoại quan trong bối cảnh thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các nhà nhập khẩu Mỹ chạy đua xây dựng kho ngoại quan trong bối cảnh thuế quan của Trump

Hàng loạt công ty Mỹ đang gấp rút chuyển đổi kho thường thành kho ngoại quan để trì hoãn nghĩa vụ thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc trong bối cảnh chính sách thương mại không chắc chắn dưới thời Trump. Sự bùng nổ nhu cầu khiến giá thuê kho ngoại quan tăng vọt, quy trình xin cấp phép bị quá tải và tiềm ẩn nhiều rủi ro đầu tư. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn chấp nhận vì đây là cách linh hoạt nhất để bảo vệ dòng tiền giữa lúc chi phí và chính sách biến động liên tục.
GlobalWafers mở rộng đầu tư tại Mỹ giữa nhu cầu sản xuất chip tăng vọt
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

GlobalWafers mở rộng đầu tư tại Mỹ giữa nhu cầu sản xuất chip tăng vọt

GlobalWafers khánh thành nhà máy sản xuất wafer trị giá 3.5 tỷ USD tại Texas và công bố kế hoạch đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Mỹ. Đây là nhà máy wafer tiên tiến đầu tiên tại Mỹ sau hơn hai thập kỷ, nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa và giảm rủi ro từ thuế quan. Công ty kỳ vọng nhận 406 triệu USD trợ cấp từ chương trình CHIPS for America.
AI Trung Quốc lần đầu thay bác sĩ tuyến đầu tại Ả Rập Xê Út
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

AI Trung Quốc lần đầu thay bác sĩ tuyến đầu tại Ả Rập Xê Út

Startup Synyi AI của Trung Quốc vừa triển khai phòng khám đầu tiên trên thế giới tại Ả Rập Xê Út, nơi AI trực tiếp chẩn đoán và kê đơn cho bệnh nhân. Dự án thử nghiệm đánh dấu bước tiến lớn trong việc thay thế bác sĩ tuyến đầu bằng công nghệ, dù vẫn còn nhiều nghi ngại từ giới chuyên gia. AI hiện mới xử lý các bệnh hô hấp phổ biến và cần được phê duyệt để mở rộng thương mại.
Tại sao loại thuế khó hiểu nhất nước Anh cần được bãi bỏ?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Tại sao loại thuế khó hiểu nhất nước Anh cần được bãi bỏ?

Chỉ trong vòng chưa đầy sáu tháng, chính phủ Công đảng của Anh lại một lần nữa rơi vào cuộc tranh cãi gay gắt về đóng góp bảo hiểm quốc gia. Cuộc tranh luận mới nhất này đã phơi bày sự mơ hồ và rối rắm xung quanh loại thuế mà hàng chục triệu người phải đóng, song hầu như không ai thực sự hiểu rõ.
Giám đốc ODNI bị cáo buộc sa thải lãnh đạo tình báo vì động cơ chính trị
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giám đốc ODNI bị cáo buộc sa thải lãnh đạo tình báo vì động cơ chính trị

Giám đốc Tình báo Quốc gia Tulsi Gabbard đối mặt chỉ trích sau khi sa thải hai lãnh đạo Hội đồng Tình báo Quốc gia vì bị cho là bất đồng quan điểm với chính quyền Trump. Báo cáo của NIC phủ nhận cáo buộc liên kết giữa băng đảng Venezuela và chính phủ Maduro, đi ngược lại lập luận pháp lý mà Nhà Trắng sử dụng. Quốc hội và CIA cảnh báo nguy cơ chính trị hóa hoạt động tình báo cấp cao.
Chênh lệch lợi suất trái phiếu doanh nghiệp ngắn hạn rủi ro hơn của Trung Quốc giảm xuống mức kỷ lục
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chênh lệch lợi suất trái phiếu doanh nghiệp ngắn hạn rủi ro hơn của Trung Quốc giảm xuống mức kỷ lục

Đợt nới lỏng chính sách mới nhất của PBOC đã khiến chi phí vay giảm mạnh, thúc đẩy nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy để mua trái phiếu lợi suất cao, kéo phí rủi ro xuống mức thấp kỷ lục. Chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu doanh nghiệp hạng AA và trái phiếu chính phủ thu hẹp về mức thấp nhất kể từ 2007. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo đà tăng có thể sớm chững lại khi cơ hội arbitrage giảm dần và kỳ vọng kích thích mới yếu đi.
Cắt giảm xanh để giảm thuế: Nước Mỹ sẽ trả giá đắt
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cắt giảm xanh để giảm thuế: Nước Mỹ sẽ trả giá đắt

Đảng Cộng hòa đề xuất xóa bỏ các ưu đãi năng lượng sạch để tài trợ cho kế hoạch giảm thuế hàng nghìn tỷ USD, bất chấp hậu quả về khí hậu, chi phí sinh hoạt tăng và mất cơ hội việc làm. Những chính sách này đi ngược lại lợi ích của chính cử tri Cộng hòa, vốn đang hưởng lợi lớn từ Đạo luật Giảm lạm phát. Nếu không lên tiếng kịp thời, nước Mỹ sẽ phải trả giá lâu dài cho những tính toán thiển cận này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ