NZD/USD giảm sau báo cáo CPI hạ nhiệt, mở rộng khả năng nới lòng chính sách tiền tệ của RBNZ

NZD/USD giảm sau báo cáo CPI hạ nhiệt, mở rộng khả năng nới lòng chính sách tiền tệ của RBNZ

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

14:21 21/07/2025

Bất chấp một số yếu tố trái chiều, báo cáo CPI mới nhất của New Zealand cho thấy rủi ro lạm phát đang suy giảm, giữ khả năng tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ từ Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) trong tầm tay. CPI quý II tăng 2.7% so với cùng kỳ, thấp hơn dự báo thị trường 2.8% nhưng cao hơn kỳ vọng 2.6% của RBNZ. Lạm phát cốt lõi tăng lên 2.7% nhưng vẫn nằm trong khoảng mục tiêu đề ra. Thị trường hiện định giá 85% khả năng RBNZ sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 8. NZD/USD suy yếu, kéo dài xu hướng giảm.

Tóm tắt thị trường New Zealand

Giá tiêu dùng tại New Zealand trong quý II tăng chậm hơn dự báo, khiến đồng Đô la New Zealand giảm nhẹ. Dù lạm phát cao hơn một chút so với dự báo trước đó của RBNZ, các chi tiết trong báo cáo cho thấy áp lực giá đang dịu bớt, củng cố khả năng ít nhất một lần cắt giảm lãi suất bổ sung trong nửa cuối năm nay.

Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0.5% so với quý trước và 2.7% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn kỳ vọng của thị trường (2.8%) nhưng nhỉnh hơn dự báo của RBNZ (2.6%). Đây là mức tăng nhẹ so với 2.5% của quý I nhưng vẫn nằm trong dải mục tiêu 1–3% của RBNZ, đánh dấu quý thứ tư liên tiếp kiểm soát được lạm phát.

Yếu tố chính thúc đẩy lạm phát hàng năm đến từ thuế địa phương, tăng mạnh 12.2%, đóng góp 13% vào mức tăng chung, dù phần lớn mức tăng này đã được ghi nhận trong quý III/2024. Ngược lại, giá xăng giảm 8% trong năm qua, giúp kìm hãm chỉ số tổng thể. Nếu loại trừ giá xăng, CPI tăng 3,2% hàng năm.

NZ CPI Data

Nguồn: StatsNZ

Giá phi thương mại—phản ánh nhu cầu nội địa—tăng 0.7% theo quý và 3,7% theo năm, tiếp tục xu hướng giảm từ đỉnh 6,8% vào đầu năm 2023. Giá thương mại—phản ánh tác động bên ngoài—tăng khiêm tốn 0.3% trong quý, với tốc độ hàng năm đạt 1.2%, cho thấy áp lực giá nhập khẩu vẫn hạn chế.

Lạm phát lõi, loại trừ thực phẩm, năng lượng gia đình và nhiên liệu xe, tăng 0.4% trong quý và 2.7% theo năm, nhỉnh hơn mức 2.6% của quý trước nhưng vẫn trong vùng kiểm soát. Thước đo lạm phát ưu tiên của RBNZ, mô hình ngành, sẽ được công bố vào 15h giờ Wellington (13h giờ Sydney).

Tỷ lệ mặt hàng trong rổ CPI có mức tăng từ 3% trở xuống tiếp tục cải thiện, đạt 64,3% trong quý II—cao nhất kể từ quý III/2020—củng cố nhận định áp lực lạm phát đang hạ nhiệt bất chấp chu kỳ giảm lãi suất 225 điểm cơ bản của RBNZ.

Price Change for CPI Items

Nguồn: StatsNZ

RBNZ giữ ngưỡng cắt giảm lãi suất gần hơn

Sau dữ liệu CPI, thị trường hoán đổi nâng xác suất RBNZ cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản xuống 3% tại cuộc họp ngày 20/8 lên tới 85%. Xa hơn, thị trường định giá gần như chắc chắn một lần cắt giảm vào tháng 10, với xác suất 42% cho đợt giảm thứ hai vào cuối năm.

NZ OIS

Nguồn: Bloomberg

Trong khi kỳ vọng cắt giảm lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bị điều chỉnh thấp hơn, báo cáo lạm phát dịu bớt từ New Zealand đã gia tăng áp lực bán ra với NZD/USD trong phiên giao dịch sáng thứ Hai tại châu Á.

NZD/USD tiếp tục xu hướng giảm

NZDUSD-Daily Chart

Nguồn: TradingView

NZD/USD vẫn duy trì xu hướng giảm chủ đạo với các chỉ báo kỹ thuật như RSI (14) và MACD đồng loạt ở vùng tiêu cực, tiếp tục ủng hộ quan điểm bán khi giá hồi phục.

Vùng kháng cự đầu tiên nằm quanh mốc 0.5980, tiếp theo là đường trung bình động 50 ngày, cao hơn khoảng 16 điểm. Ngược lại, lực mua được ghi nhận quanh ngưỡng hỗ trợ 0.5900. Nếu vùng này bị phá vỡ, các ngưỡng hỗ trợ tiếp theo cần chú ý lần lượt là 0.5850 và đường trung bình động 200 ngày.

AUD/NZD ghi nhận tín hiệu đảo chiều tích cực

AUD/NZD-Daily Chart

Nguồn: TradingView

Ở diễn biến khác, AUD/NZD đã tìm được hỗ trợ quanh 1.0915 vào cuối tuần trước và tiếp tục trụ vững trong phiên giao dịch sáng thứ Hai, nhờ tác động từ báo cáo CPI của New Zealand. Nếu giá đóng cửa trên mức mở cửa phiên thứ Sáu, cây nến ngày có thể hình thành mô hình đảo chiều tăng giá quan trọng, mở ra khả năng phục hồi mạnh hơn trong ngắn hạn.

Ở chiều tăng, các mốc cần chú ý gồm đường trung bình động 200 ngày, đỉnh phiên thứ Tư quanh 1.0990 và kháng cự ngang tại 1.1007. Nếu thủng mốc 1.0915, hỗ trợ tiếp theo sẽ là 1.0870 và 1.0840.

Về xu hướng tổng thể, cặp tiền vẫn giữ thiên hướng tăng, với các chỉ báo MACD và RSI (14) duy trì ở vùng tích cực, dù động lực tăng đã suy yếu đôi chút những phiên gần đây.

Investing

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

GBP/USD đối mặt với kháng cự - Đà tăng có thể đã suy yếu

GBP/USD đối mặt với kháng cự - Đà tăng có thể đã suy yếu

GBP/USD đã xuyên thủng mốc 1.3550 và kiểm tra vùng hỗ trợ 1.3365. Cặp tiền hiện đang gặp trở ngại tại khu vực 1.3520–1.3550 trên khung thời gian 4 giờ. EUR/USD đang nỗ lực phục hồi và có thể tăng tốc nếu vượt qua vùng kháng cự 1.1750. USD/JPY bắt đầu một xu hướng giảm mới dưới ngưỡng 148.00.
AUD/USD tiếp tục tăng nhờ khẩu vị rủi ro cải thiện

AUD/USD tiếp tục tăng nhờ khẩu vị rủi ro cải thiện

AUD/USD kéo dài chuỗi tăng sang phiên thứ tư nhờ tín hiệu tích cực từ đàm phán Mỹ–Trung. Chỉ số Dẫn đầu Westpac giảm tốc, phản ánh đà tăng trưởng yếu. Thỏa thuận Mỹ–Nhật bao gồm mức thuế 15% lên hàng xuất khẩu từ Nhật.
Nhận định xu hướng sóng Bitcoin

Nhận định xu hướng sóng Bitcoin

Ngưỡng hỗ trợ này càng được củng cố bởi đường xu hướng hỗ trợ của kênh tăng giá kể từ tháng 6, cùng với mức điều chỉnh Fibonacci 38.2% của sóng xung lực tăng từ tháng 7.
Nhận định xu hướng giá bạc

Nhận định xu hướng giá bạc

Giá bạc vừa vượt qua ngưỡng kháng cự 39.00 – mức từng chặn lại sóng xung lực i trước đó trong tháng này, như thể hiện trên biểu đồ ngày dưới đây.
Giá khí tự nhiên giảm 7%

Giá khí tự nhiên giảm 7%

Theo biểu đồ XNG/USD hôm nay, giá khí tự nhiên hiện giao dịch quanh mốc $3.333/MMBtu, đánh dấu mức giảm khoảng 7% so với phiên sáng ngày hôm qua.
Nhận định giá dầu và khí tự nhiên: Căng thẳng thuế quan Mỹ - EU và rủi ro nguồn cung làm rung chuyển thị trường

Nhận định giá dầu và khí tự nhiên: Căng thẳng thuế quan Mỹ - EU và rủi ro nguồn cung làm rung chuyển thị trường

Giá dầu WTI giảm xuống 65,6 USD/thùng khi căng thẳng thuế quan giữa EU và Mỹ cùng triển vọng nhu cầu suy yếu gây sức ép lên tâm lý thị trường. Dầu Brent giữ trên hỗ trợ xu hướng tăng tại 68,38 USD nhưng vẫn bị giới hạn trong mô hình tam giác đối xứng hẹp. Thị trường năng lượng toàn cầu căng thẳng trước thời hạn áp thuế ngày 1/8, trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của EU và bất ổn ngoại giao gia tăng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ