Nhật Bản bất ngờ ghi nhận thặng dư thương mại trong tháng 6

Nhật Bản bất ngờ ghi nhận thặng dư thương mại trong tháng 6

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

09:20 20/07/2023

Cán cân thương mại của Nhật Bản bất ngờ đạt thặng dư lần đầu tiên kể từ tháng 7/2021, giúp giảm bớt áp lực đối với sự phục hồi của nền kinh tế, mặc dù triển vọng tăng trưởng vẫn còn gặp phải nhiều rủi ro.

Thặng dư thương mại tại Nhật Bản đạt 43 tỷ yên (308 triệu USD), Bộ Tài chính cho biết hôm thứ Năm trong khi các nhà phân tích đã dự báo mức thâm hụt 46.7 tỷ yên. Giá trị xuất khẩu tăng 1.5%, dẫn đầu là các lô hàng ô tô và máy móc xây dựng. Nhập khẩu giảm mạnh 12.9%, do giá trị các chuyến hàng vận chuyển nhiên liệu vào Nhật Bản giảm.

Báo cáo phản ánh các mặt trái chiều của nền kinh tế. Một mặt, thặng dư là một dấu hiệu tích cực cho các doanh nghiệp Nhật Bản khi họ tiếp tục phục hồi sau tác động của đại dịch Covid. Niềm tin doanh nghiệp được cải thiện toàn diện trong báo cáo Tankan mới nhất của Ngân hàng trung ương Nhật Bản được công bố vào đầu tháng này, ủng hộ quan điểm của ngân hàng trung ương rằng nền kinh tế quốc gia này đang dần phục hồi.

Ngược lại, báo cáo nêu bật những điểm yếu của nhu cầu thế giới hiện nay và chỉ ra những rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng của Nhật Bản.

Kohei Okazaki, chuyên gia kinh tế cấp cao của Nomura Securities, cho biết: “Nếu chúng ta chú ý vào từng chi tiết, thì đây không hẳn là tình hình tốt. Trong vòng 1 tháng, cán cân thương mại đã phục hồi nhẹ, nhưng xuất khẩu sang Mỹ chưa hẳn đã trong xu hướng tăng”

Xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu tăng lần lượt 11.7% và 15%, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 11%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 1, do nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, gây áp lực lên triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Dữ liệu đầu tuần này cho thấy tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc trong Quý II thấp do chi tiêu của người tiêu dùng chậm lại.

Xuất khẩu thiết bị sản xuất chip giảm 17.7% so với một năm trước, trong đó xuất khẩu linh kiện chip sang Trung Quốc giảm 12.8%. Nhật Bản chuẩn bị thực hiện các biện pháp hạn chế xuất khẩu mới, trong đó các quan chức cho biết không nhắm mục tiêu vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào. Các lô hàng thiết bị sản xuất chip đến Mỹ giảm 36.9%.

JPY yếu hơn 6.8% trong tháng 6 so với cùng kỳ, một yếu tố làm tăng giá trị hàng nhập khẩu. Nhưng giá năng lượng giảm nhanh hơn, làm giảm giá trị của nhiên liệu nhập khẩu. Sự suy yếu này báo hiệu rằng lạm phát hàng hóa nhập khẩu đang giảm bớt, giống với quan điểm của BOJ.

Báo cáo sẽ cung cấp cho BOJ dữ liệu mới để đánh giá tình trạng nhu cầu thế giới trước thềm cuộc họp chính sách vào tuần tới.

Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin, cho biết: “Xuất khẩu thực sự giảm về khối lượng, điều đó có nghĩa là xuất khẩu không hẳn sẽ thúc đẩy GDP. Nhập khẩu đang giảm do giá dầu giảm, nhưng thật khó để tưởng tượng rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ có được động lực tăng trong tương lai gần.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sụt giảm doanh thu tài chính của Trung Quốc chậm lại bất chấp biến động thương mại
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Sụt giảm doanh thu tài chính của Trung Quốc chậm lại bất chấp biến động thương mại

Doanh thu tài chính của Trung Quốc tiếp tục sụt giảm trong 4 tháng đầu năm, nhưng với tốc độ chậm hơn so với quý đầu tiên, dữ liệu công bố hôm thứ Ba cho thấy, mang lại một chút nhẹ nhõm cho các nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực giảm thiểu tác động của thuế quan Mỹ.
Bắc Kinh đặt cược lớn: Dẫn dòng tiết kiệm vào thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh đặt cược lớn: Dẫn dòng tiết kiệm vào thị trường

Lãi suất tiền gửi một năm tại Trung Quốc lần đầu tiên giảm xuống dưới 1%, đánh dấu bước ngoặt trong nỗ lực kéo dòng tiền từ ngân hàng sang thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đà suy yếu của kinh tế vĩ mô, lợi nhuận ngân hàng sụt giảm và rủi ro giảm phát khiến chiến lược này tiềm ẩn nhiều hệ lụy.
Ngân hàng Trung ương Úc cắt giảm lãi suất, mở cửa cho việc nới lỏng thêm khi rủi ro toàn cầu gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ngân hàng Trung ương Úc cắt giảm lãi suất, mở cửa cho việc nới lỏng thêm khi rủi ro toàn cầu gia tăng

Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) vừa cắt giảm lãi suất xuống mức thấp nhất trong hai năm giữa bối cảnh lạm phát hạ nhiệt và rủi ro thương mại toàn cầu gia tăng. Thống đốc RBA nhấn mạnh đợt cắt giảm thận trọng 25 điểm cơ bản nhằm giữ không gian chính sách linh hoạt cho các bước điều chỉnh tiếp theo. Dù thị trường đã kỳ vọng nới lỏng, sự bất ổn từ thuế quan Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn là thách thức lớn với nền kinh tế Úc.
HĐTL giảm, Home Depot báo cáo kết quả trong bối cảnh thuế quan được chú ý - Điều gì đang tác động đến thị trường
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

HĐTL giảm, Home Depot báo cáo kết quả trong bối cảnh thuế quan được chú ý - Điều gì đang tác động đến thị trường

HĐTL chứng khoán Mỹ giảm nhẹ, trong bối cảnh thị trường đang theo dõi triển vọng các hiệp định thương mại tương lai của Mỹ. Không có thỏa thuận nào dự kiến được đề xuất trong cuộc họp các bộ trưởng tài chính Nhóm Bảy nước tại Canada trong tuần này, nhưng các báo cáo cho biết Mỹ và Nhật Bản sẽ tổ chức các cuộc đàm phán trong những ngày tới. Chương trình thuế quan của Tổng thống Donald Trump đóng vai trò trung tâm trong báo cáo thu nhập gần đây nhất của Home Depot, đặc biệt sau khi Walmart lưu ý rằng họ có thể sẽ sớm tăng giá do các khoản thuế này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ