Nguy cơ chiến tranh toàn diện tại Trung Đông: Israel "tung đòn kép" choáng váng vào Hamas - Hezbollah?

Nguy cơ chiến tranh toàn diện tại Trung Đông: Israel "tung đòn kép" choáng váng vào Hamas - Hezbollah?

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

07:49 01/08/2024

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vừa đánh "một canh bạc lớn". Chỉ trong vài giờ đồng hồ, lực lượng Israel đã thực hiện một cuộc không kích ở Beirut nhằm vào một chỉ huy cấp cao của Hezbollah, đồng thời, Israel cũng đã bị Hamas cùng Iran cáo buộc ám sát một vị lãnh đạo chính trị của nhóm này trong một vụ tấn công ở Tehran.

Israel tuyên bố đã giết chết Fuad Shukr, một chỉ huy Hezbollah được coi là thân cận với thủ lĩnh Hassan Nasrallah. Tuy nhiên, họ không bình luận về vụ ám sát giết chết Ismail Haniyeh, quan chức cấp cao của Hamas. Thông thường, Israel không phủ nhận cũng không xác nhận các vụ ám sát có mục tiêu ở Iran.

Chắc chắn Netanyahu đang đặt cược rằng những đòn tấn công này sẽ gửi đi thông điệp răn đe tới kẻ thù của đất nước ông, đồng thời khơi dậy tinh thần người dân Israel sau nhiều tháng xáo trộn chính trị. Tuy nhiên, đây là một canh bạc mạo hiểm có thể châm ngòi cho cuộc chiến toàn diện ở Trung Đông mà khu vực này lo sợ kể từ cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10 và chiến dịch tấn công Gaza của Israel sau đó.

Israel đã đe dọa trả đũa kể từ vụ tấn công bằng rocket vào khu vực Cao nguyên Golan bị chiếm đóng hôm thứ Bảy, khiến 12 thanh thiếu niên thiệt mạng trên sân bóng đá, cả Israel và Mỹ đều quy trách nhiệm của cuộc tấn công cho Hezbollah. Nhưng việc nhắm mục tiêu vào một trong những cánh tay đắc lực nhất của Nasrallah ở trung tâm Beirut của Hezbollah là một động thái gay gắt nhất trong số các động thái được dự đoán từ phía Isreal. Đây là lần đầu tiên Israel thực hiện một cuộc tấn công chống lại Hezbollah ở thủ đô Lebanon kể từ ngày 7/10, và Shukr là lãnh đạo cấp cao nhất của nhóm này mà Israel đã giết trong nhiều năm qua.

Ismail Haniyeh đã bị ám sát và tử vong ngay sau khi ông tham dự lễ nhậm chức của tân tổng thống Iran cùng các quan chức nước ngoài. Vụ việc này đã nâng mức độ căng thẳng lên một tầm cao mới, gây ra một đòn đau đớn, nhục nhã không chỉ cho Hamas, mà còn cho cả nền cộng hòa Hồi giáo vào một thời điểm cực kỳ nhạy cảm.

Khu vực này, vốn đã chìm trong lo ngại suốt nhiều tháng qua, giờ đây đang nín thở chờ đợi phản ứng từ Hezbollah và Iran - đồng minh của họ, cùng "trục kháng chiến" - một mạng lưới các nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn. Lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei, đã nhanh chóng đưa ra tuyên bố đe dọa Israel bằng lời hứa sẽ trả thù cho máu của Haniyeh.

Căng thẳng Israel - Iran đã gần đến bờ vực, đáng chú ý nhất là sau khi hai bên thực hiện các cuộc tấn công trả đũa qua lại bằng tên lửa và máy bay không người lái có tính toán vào tháng 4. Iran đã tỏ rõ họ không muốn xung đột trực tiếp với Israel hay Mỹ. Mục tiêu hàng đầu của họ là sự tồn tại của chế độ, điều đó có nghĩa là giữ xung đột xa khỏi biên giới của mình và dựa vào các nhóm vũ trang được họ hậu thuẫn để tấn công thay. Tuy nhiên, quyết định thực hiện cuộc tấn công trực tiếp đầu tiên vào Israel từ lãnh thổ Iran vào tháng 4 cho thấy họ cũng sẵn sàng nâng cao mức độ nếu cảm thấy bị khiêu khích hoặc bị áp lực.

Israel đã thực hiện vô số cuộc tấn công kể từ ngày 7/10 nhưng vẫn không thể răn đe kẻ thù của họ. Họ đã trao đổi đòn đánh với Hezbollah với cường độ cao trong nhiều tháng, mặc dù phần lớn chỉ giới hạn trong khu vực biên giới Israel-Lebanon. Khó có thể thấy việc ám sát Shukr lại không gây ra một phản ứng mạnh mẽ hơn, đẩy các đối thủ sâu hơn vào chu kỳ leo thang nguy hiểm của họ.

Từ lâu đã có nỗi lo rằng một sai lầm tính toán hoặc khiêu khích sẽ kích hoạt giai đoạn tiếp theo của xung đột - kể từ ngày 7/10, Israel đã bị tấn công từ các nhóm được Iran hậu thuẫn trên nhiều mặt trận. Ngoài ra, phía Israel cũng đã đáp trả bằng nhiều các cuộc tấn công vào Iran, Syria, Lebanon và Yemen. Câu hỏi quan trọng bây giờ là liệu "lằn ranh đỏ" ngày càng mờ nhạt có bị, hoặc sắp bị vượt qua hay không.

Israel không giấu giếm quyết tâm đẩy lùi các chiến binh Hezbollah khỏi vùng biên giới, bằng con đường ngoại giao do Mỹ hậu thuẫn hoặc bằng biện pháp quân sự. Thực tế, Washington đã phải thuyết phục chính phủ cực hữu của Netanyahu không phát động một cuộc tấn công phủ đầu chống lại nhóm vũ trang Lebanon trong những ngày đầu của cuộc chiến Gaza.

Có thể nói rằng cả Israel và Hezbollah đều đã chuẩn bị cho một cuộc chiến toàn diện kể từ năm 2006, khi họ giao tranh trong cuộc xung đột kéo dài 34 ngày. Khi đó, Hezbollah đã khiến Israel phải trả giá đắt, và các quan chức Israel đã tuyên bố rõ ràng rằng lần này họ sẽ tấn công mạnh mẽ và rộng rãi hơn, không chỉ nhắm vào các pháo đài của phiến quân.

Điều này sẽ là thảm họa cho Lebanon, một quốc gia đang chìm trong bế tắc kinh tế và chính trị, có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn nếu Israel xâm lược. Tuy nhiên, hậu quả đối với Israel cũng sẽ không hề nhỏ. Hezbollah, được coi là tổ chức vũ trang phi nhà nước hùng mạnh nhất thế giới, là một kẻ thù đáng gờm hơn nhiều so với Hamas.

Các quan chức Iran đã tuyên bố Tehran sẽ hỗ trợ Hezbollah bằng mọi phương tiện nếu một cuộc chiến toàn diện nổ ra. Điều này có thể bao gồm các cuộc tấn công trực tiếp và huy động các nhóm vũ trang trong trục kháng chiến - từ phiến quân Houthi ở Yemen đến các dân quân Shia ở Iraq và Syria. Điều đó đồng nghĩa với việc gia tăng cường độ các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào Israel, và có nguy cơ làm quá tải hệ thống phòng không của nước này - một máy bay không người lái của Houthi đã tấn công Tel Aviv vào tuần trước, khiến một người thiệt mạng.

Hoa Kỳ, nước đã cam kết "sắt đá" bảo vệ Israel, cũng có nguy cơ bị cuốn sâu hơn vào xung đột, với các lực lượng của họ ở Iraq và Syria có thể trở thành mục tiêu. Hoạt động vận chuyển quốc tế - vốn đã bị Houthi tấn công ở Biển Đỏ - có thể đối mặt với nhiều mối đe dọa hơn. Các quốc gia Ả Rập lo ngại về tác động lan rộng tiềm tàng.

Đây là kịch bản ác mộng mà các cường quốc trong khu vực đã cảnh báo trong suốt thời gian Israel tiến hành chiến tranh ở Gaza. Nhưng cho đến nay, những nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm chấm dứt cuộc chiến đó đã thất bại, và bị giáng một đòn nặng nề với cái chết của Haniyeh, người đối thoại chính của Hamas với các bên trung gian. Thay vào đó, Mỹ - và toàn khu vực - đang vật lộn để đối phó hàng ngày với một cuộc khủng hoảng ngày càng trở nên phức tạp và chết chóc hơn.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế

Châu Á đang gánh chịu phần lớn tác động từ đợt áp thuế mới của Mỹ, điều này được dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực thông qua việc làm suy yếu hoạt động đầu tư kinh doanh và niềm tin thị trường – từ đó tạo áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đẩy mạnh cắt giảm lãi suất.
Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh

Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.
Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề

Tổng thống Donald Trump vừa 'tung đòn' phản bác vào hệ thống thương mại toàn cầu mà ông từ lâu cho là bất công—một loạt thuế quan đánh thẳng vào các đối tác thương mại của Mỹ trên khắp thế giới, đẩy châu Á và châu Âu vào thế khó hơn bao giờ hết.
RBA tăng lãi suất OMO nhằm nâng cao thanh khoản hệ thống
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

RBA tăng lãi suất OMO nhằm nâng cao thanh khoản hệ thống

Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) sẽ tăng lãi suất các hoạt động trên thị trường mở và bổ sung lượng hợp đồng repo kỳ hạn 7 ngày trong các phiên đấu giá hàng tuần. Đây là một phần trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống “dự trữ dồi dào” nhằm quản lý thanh khoản hiệu quả hơn, một quan chức cấp cao cho biết hôm thứ Tư.
Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa

Trung Quốc đang đối mặt với số lượng tranh chấp thương mại kỷ lục tại WTO khi xuất khẩu dư thừa tràn ngập thị trường toàn cầu, gây phản ứng mạnh từ các đối tác thương mại. Với thặng dư thương mại gần 1 nghìn tỷ USD trong năm 2024, Bắc Kinh tiếp tục dựa vào xuất khẩu để bù đắp nhu cầu trong nước suy yếu. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm gia tăng áp lực thuế quan từ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump mà còn khiến nhiều nước, bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi, đẩy mạnh điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ