Lạm phát New Zealand hạ nhiệt, RBNZ sắp hết cửa tăng lãi suất?

Lạm phát New Zealand hạ nhiệt, RBNZ sắp hết cửa tăng lãi suất?

09:09 20/04/2023

Lạm phát so với cùng kỳ giảm xuống 6.7%, khiến các nhà kinh tế kỳ vọng RBNZ sẽ tăng lãi suất lần cuối vào tháng 5.

Lạm phát của New Zealand chậm lại nhiều hơn so với dự kiến của các nhà kinh tế trong quý đầu tiên, cho thấy áp lực giá cả đã tạo đỉnh và ngân hàng trung ương có thể sớm chấm dứt chu kỳ thắt chặt. NZD giảm sau tin.

Trong quý IV/2022, CPI New Zealand đã tăng 6.7% so với cùng kỳ, Cơ quan Thống kê New Zealand công bố rạng sáng hôm thứ Năm. Các nhà kinh tế dự kiến con số này sẽ ở mức ​​6.9% trong khi RBNZ dự báo 7.3%.

RBNZ đã tăng lãi suất cho vay với tốc độ kỷ lục để chế ngự lạm phát, lần gần đây nhất tăng 50 điểm cơ bản (kỳ vọng 25bp) lên 5.25%. Tuy nhiên, các dữ liệu gần đây đang cho thấy lạm phát giảm có thể chưa đủ để ngăn cản các nhà hoạch định chính sách tăng lãi suất thêm 25bp nữa trong cuộc họp tiếp theo vào ngày 24/5 lên 5.5% trước khi tạm dừng để đánh giá tác động.

Satish Ranchhod, nhà kinh tế cấp cao của New Zealand tại Westpac Auckland, cho biết: “Lạm phát vẫn đang ở mức cao và vẫn nằm ngoài phạm vi mục tiêu của ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều khả năng tháng 5 sẽ là lần tăng lãi suất cuối cùng trong chu kỳ hiện tại. Lạm phát đã giảm rất nhiều so với dự báo của RBNZ trong quý thứ hai.”

NZD/USD đã giảm xuống 0.6160 sau khi báo cáo CPI được công bố. Lợi suất trái phiếu và lãi suất hoán đổi giảm.

Suy thoái kinh tế

Lãi suất tăng nhanh được dự đoán sẽ đẩy New Zealand vào suy thoái trong năm nay, có thể quốc gia này đã ở giai đoạn đầu của thời kỳ này. Giá nhà đang giảm và hoạt động doanh nghiệp đang chùng xuống.

Đồng thời, RBNZ lo ngại rằng tình hình thời tiết khắc nghiệt gần đây ở Đảo Bắc đã làm tăng giá một số hàng hóa và dịch vụ, đồng thời lạm phát cao liên tục có thể khiến kỳ vọng lạm phát ở trên mức mục tiêu 1-3%.

Tại lần cuộc họp chính sách gần nhất vào ngày 5/4, RBNZ cho biết nhu cầu tiếp tục vượt xa khả năng cung cấp của nền kinh tế, do đó tiếp tục gây áp lực lên lạm phát.

Ngân hàng đang mong đợi nhu cầu trong nước tiếp tục chậm lại và lạm phát cơ bản lẫn kỳ vọng lạm phát ở mức vừa phải, ngân hàng cho biết thêm mức độ điều tiết này sẽ quyết định hướng của chính sách tiền tệ trong tương lai.

Giá tiêu dùng tăng 1.2% so với quý trước, thấp hơn mức dự báo 1.5% của các nhà kinh tế và 1.4% của quý IV/2022.

Cơ quan thống kê cho biết thực phẩm là yếu tố đóng góp lớn nhất vào tỷ lệ lạm phát hàng năm, với giá rau tăng 22% trong 12 tháng tính đến tháng 3. Nhà ở và tiện ích gia đình do giá xây dựng và giá thuê tăng cũng đóng góp phần lớn.

Lạm phát phi thương mại, một chỉ số được theo dõi chặt chẽ về áp lực giá trong nước, đạt 1.7% QoQ và 6.8% YoY — tỷ lệ hàng năm cao nhất kể từ năm 1999. Lạm phát thương mại, bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái, đạt 0.7% QoQ và 6.4% YoY.

Craig Ebert, chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng New Zealand ở Wellington, cho biết: Báo cáo lạm phát tốt hơn dự kiến, nhưng điều đáng chú ý là dữ liệu này tập trung rất nhiều vào một số thành phần, chủ yếu là ở lĩnh vực thương mại. CPI cơ bản sẽ chậm lại ít hơn rất nhiều, vì vậy vẫn sẽ có sự thận trọng. Nhưng đó là một bước đi đúng hướng.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Niềm tin kinh tế toàn cầu đang lao dốc, thị trường tài chính biến động mạnh khi căng thẳng thương mại do Mỹ khơi mào khiến triển vọng tăng trưởng toàn cầu trở nên u ám. Cảnh báo này được đưa ra trong một báo cáo của Financial Times phối hợp với Viện Brookings, ngay trước thềm các cuộc họp mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới tại Washington trong tuần này.
Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Chứng khoán châu Á và tương lai chứng khoán Mỹ trượt giá vào thứ Hai trong khi đồng đô la giảm mạnh, do lo ngại về thuế quan và những lời chỉ trích công khai của Tổng thống Donald Trump nhắm tới Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Việc này đã ảnh hưởng đến tâm lý, đẩy giá vàng lên một mức cao mới.
Giá dầu sụt giảm giữa lo ngại chiến tranh thương mại và tiến triển cuộc đàm phán hạt nhân Iran
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giá dầu sụt giảm giữa lo ngại chiến tranh thương mại và tiến triển cuộc đàm phán hạt nhân Iran

Thị trường dầu mỏ toàn cầu đang chứng kiến sự sụt giảm đáng kể khi giới đầu tư bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tác động tiềm tàng của cuộc chiến thương mại do Hoa Kỳ khởi xướng đối với nhu cầu năng lượng thế giới. Diễn biến này diễn ra song song với tiến trình đàm phán giữa Washington và Tehran về chương trình hạt nhân của Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ