Khủng hoảng tại Nga khiến thị trường dầu đánh giá lại rủi ro cung - cầu

Khủng hoảng tại Nga khiến thị trường dầu đánh giá lại rủi ro cung - cầu

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

11:30 27/06/2023

Goldman Sachs đánh giá sự kiện không ảnh hưởng nhiều trong ngắn hạn. RBC cho rằng cần phải tính đến khả năng xảy ra bất ổn trong phân tích giá dầu.

Theo Goldman Sachs, thị trường dầu mỏ toàn cầu đang phải đối mặt với những rủi ro từ cuộc nổi dậy của nhóm lính đánh thuê Wagner, mặc dù ngân hàng này cho rằng sự kiện sẽ không có nhiều tác động trong ngắn hạn.

Các nhà phân tích bao gồm Daan Struyven và Callum Bruce cho biết trong một ghi chú ngày 25/6: “Rủi ro về nguồn cung có thể tạo áp lực tăng giá vào một thời điểm nào đó”. Tuy nhiên, tác động ban đầu là không lớn, họ nói thêm.

Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch thứ Hai khi thị trường hấp thụ tin tức cuối tuần - điều các quan chức Mỹ và châu Âu đã mô tả là một thách thức chưa từng có đối với sự kiểm soát của Tổng thống Vladimir Putin. Các chuyến hàng dầu thô của Nga dường như không bị ảnh hưởng nhiều. Quốc gia này là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu và là thành viên quan trọng của OPEC+ cùng với Ả Rập Saudi.

“Thách thức trước mắt đối với chế độ lãnh đạo của Putin dường như đã lắng xuống,” các nhà phân tích của RBC Capital Markets, bao gồm Helima Croft, cho biết trong một báo cáo ngày 25 tháng 6. “Tuy nhiên, nguy cơ bất ổn dân sự ở Nga vẫn phải được tính đến trong phân tích dầu mỏ của chúng tôi trong nửa cuối năm nay.”

Goldman Sachs đã đề cập đến một loạt các rủi ro có thể xảy ra trong dài hạn. Vì cuộc nổi dậy bắt đầu xung quanh Rostov-on-Don ở phía nam – gần Biển Azov, nơi chảy vào Biển Đen – nên cơ sở hạ tầng dầu mỏ ở khu vực đó có thể đối mặt với nguy cơ bị gián đoạn hoặc phong tỏa tương đối cao, báo cáo cho biết.

Ngoài ra, sự hiện diện của nhóm Wagner ở Libya có khả năng làm gián đoạn hoạt động sản xuất dầu ở đó. Theo Goldman Sachs, các cuộc phong tỏa có thể hạn chế gần như toàn bộ sản lượng 1.1 triệu thùng/ngày của Libya, và sự việc đã xảy ra nhiều lần trong 5 năm qua.

Tuy nhiên, thị trường có thể không cần lo lắng nhiều về nguy cơ gián đoạn nguồn cung của Nga, khi các đối tác trong OPEC+, bao gồm Ả Rập Saudi, có thể dỡ bỏ các hạn chế gần đây để đáp ứng với bất kỳ sự sụt giảm nào trong xuất khẩu dầu. Và nếu căng thẳng giữa hai nhà sản xuất lớn nhất của liên minh leo thang, thì sản lượng của OPEC có thể sẽ cao hơn.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng tăng khi dự luật cắt giảm thuế của Mỹ làm dấy lên lo ngại tài chính

Giá vàng tăng khi dự luật cắt giảm thuế của Mỹ làm dấy lên lo ngại tài chính

Giá vàng tăng trong bối cảnh lo ngại gia tăng về tình hình tài chính của Mỹ sau khi Quốc hội thông qua dự luật thuế và chi tiêu đầy tranh cãi do Tổng thống Trump đề xuất. Động thái này có thể làm suy yếu đồng USD và hỗ trợ nhu cầu vàng như tài sản trú ẩn. Đồng thời, rủi ro thuế quan mới từ Trump tiếp tục phủ bóng lên triển vọng kinh tế toàn cầu.
Thị trường năng lượng: Thị trường dầu mỏ ăn mừng ngày độc lập

Thị trường năng lượng: Thị trường dầu mỏ ăn mừng ngày độc lập

Thị trường tài chính và năng lượng đang phản ứng tích cực trước kỳ vọng vào các chính sách kinh tế của chính quyền Trump, trong bối cảnh nguồn cung dầu diesel khan hiếm và thời tiết cực đoan có thể ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam nước Mỹ trong dịp Lễ Độc lập 4/7.
Giá dầu suy yếu do tồn kho Mỹ tăng, thị trường chờ tín hiệu từ báo cáo việc làm

Giá dầu suy yếu do tồn kho Mỹ tăng, thị trường chờ tín hiệu từ báo cáo việc làm

Giá dầu giảm nhẹ sau khi tồn kho dầu thô tại Mỹ tăng ngoài dự đoán, làm dấy lên nghi ngại về nhu cầu trong bối cảnh mùa lái xe cao điểm. Nhà đầu tư đang theo dõi sát báo cáo việc làm Mỹ để đánh giá triển vọng lãi suất và tác động tới tăng trưởng, qua đó ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ