JPY tiếp tục suy yếu vì lo ngại thương mại, USD/JPY đạt đỉnh hai tuần

JPY tiếp tục suy yếu vì lo ngại thương mại, USD/JPY đạt đỉnh hai tuần

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

11:11 09/07/2025

JPY chịu áp lực bởi lo ngại về thuế quan mới từ Mỹ đối với hàng hóa Nhật. Bất ổn chính trị trong nước làm suy yếu kỳ vọng tăng lãi suất từ BoJ. USD được hỗ trợ bởi khả năng Fed sẽ tạm dừng cắt giảm lãi suất.

Phe bò JPY vẫn chiếm ưu thế tỏng ngắn hạn khi bất ổn thương mại làm giảm kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất

Đồng Yên Nhật (JPY) kéo dài chuỗi giảm giá sang ngày thứ ba liên tiếp trong tuần, đưa cặp USD/JPY lên mức đỉnh hai tuần, quanh mốc 147.00 trong phiên giao dịch châu Á. Nguyên nhân chủ yếu đến từ những lo ngại rằng Mỹ, dưới thời Tổng thống Donald Trump, có thể áp thuế 25% lên hàng hóa Nhật Bản từ ngày 1 tháng 8.

Ngoài ra, căng thẳng thương mại có thể khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) do dự trong việc tăng lãi suất, càng làm suy yếu JPY. Tình hình càng thêm nghiêm trọng trong bối cảnh bất ổn chính trị nội bộ. Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy liên minh cầm quyền giữa Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và Komeito có nguy cơ không đạt đa số trong cuộc bầu cử Thượng viện ngày 20/7, gây lo ngại về sự ổn định chính sách và thương mại.

Trong khi đó, đồng Đô la Mỹ tiếp tục mạnh lên, được hỗ trợ bởi kỳ vọng rằng các mức thuế mới sẽ thúc đẩy lạm phát tại Mỹ, khiến Fed trì hoãn việc cắt giảm lãi suất. Điều này làm tăng thêm áp lực lên JPY, khiến xu hướng ngắn hạn của USD/JPY tiếp tục thiên về tăng giá.

Điểm tin thị trường

  • Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố mức thuế 25% đối với hàng hóa Nhật Bản có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 và cảnh báo rằng bất kỳ mức thuế trả đũa nào cũng sẽ nhận được phản ứng tương tự. Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết vào thứ Ba rằng các cuộc đàm phán song phương sẽ tiếp tục hướng tới việc tìm kiếm một thỏa thuận thương mại đôi bên cùng có lợi.
  • Tuy nhiên, căng thẳng thương mại gia tăng thêm những lo ngại cho nền kinh tế Nhật Bản, vốn đã suy giảm trong quý đầu tiên do tiêu dùng yếu. Thêm vào đó, tiền lương thực tế của Nhật Bản trong tháng 5 đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong 20 tháng. Điều này ủng hộ trường hợp Ngân hàng Nhật Bản cần thận trọng trong ngắn hạn, điều được cho là làm suy yếu đồng Yên Nhật.
  • Các cuộc khảo sát gần đây đã đặt ra nghi ngờ về việc liệu liên minh cầm quyền của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và Komeito có thể giành đủ ghế trong cuộc bầu cử Thượng viện sắp tới vào ngày 20 tháng 7 để duy trì đa số hay không. Điều này thêm một lớp bất ổn và đóng góp vào sự suy giảm của JPY.
  • Đồng Đô la Mỹ, mặt khác, đã tăng lên mức cao nhất trong hai tuần vào thứ Ba trong bối cảnh kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ giữ lãi suất ở mức cao trước dự đoán lạm phát xấu đi do thuế nhập khẩu cao hơn và thị trường lao động Mỹ vẫn kiên cường. Điều này mang lại sự hỗ trợ bổ sung cho cặp USD/JPY.
  • Tuy nhiên, các nhà đầu cơ giá lên với USD dường như do dự và chọn cách chờ đợi thêm manh mối về triển vọng chính sách của Fed trước khi đặt cược mới. Theo công cụ FedWatch của CME Group, các thành viên thị trường hiện đang định giá khoảng 50 điểm cơ bản cắt giảm lãi suất của Fed vào cuối năm nay, bắt đầu từ tháng 10.
  • Do đó, trọng tâm vẫn tập trung vào việc công bố biên bản cuộc họp FOMC, dự kiến diễn ra sau đó trong phiên giao dịch Mỹ vào thứ Tư. Các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm manh mối mới về lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed, diều này sẽ ảnh hưởng đến động thái giá USD và cung cấp động lực mới cho cặp USD/JPY.

Phân tích kỹ thuật: USD/JPY có thể tiếp tục đà tăng, hướng đến mốc 148.00

Cặp USD/JPY đóng cửa trên đường Trung bình Động Đơn giản 100 ngày lần đầu tiên kể từ tháng 2 — một tín hiệu tăng giá quan trọng. Các chỉ báo dao động cũng đang cho thấy xu hướng tích cực và chưa rơi vào vùng quá mua, mở ra dư địa cho cặp tiền tăng tiếp.

Kháng cự gần nhất nằm tại vùng 147.60–147.65, tiếp theo là mốc tròn 148.00 (đỉnh tháng 6).

Ở chiều ngược lại, hỗ trợ đầu tiên nằm tại mức thấp của phiên châu Á quanh 146.50. Xa hơn là ngưỡng hỗ trợ mạnh tại SMA 100 ngày quanh 146.00, vốn từng là kháng cự trước đó. Nếu mốc này bị phá vỡ rõ ràng, xu hướng ngắn hạn có thể đảo chiều sang giảm, tạo tiền đề cho một đợt điều chỉnh sâu hơn.

fxstreet

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

USD kiểm thử ngưỡng kháng cự trước thềm biên bản FOMC

USD kiểm thử ngưỡng kháng cự trước thềm biên bản FOMC

Như đã biết, thời hạn áp thuế mới của Mỹ đã được dời đến ngày 1 tháng 8, tạo thêm dư địa cho các cuộc đàm phán thương mại giữa Washington và các đối tác quốc tế. Điều này mang lại phần nào sự lạc quan cho thị trường tài chính, giúp cổ phiếu ổn định hơn – dù vẫn trong xu hướng điều chỉnh, nhất là với các chỉ số chứng khoán Mỹ, vốn có thể hồi phục thêm vào cuối tuần.
Công ty khai thác dầu cảnh báo doanh thu yếu, OPEC+ tăng sản lượng

Công ty khai thác dầu cảnh báo doanh thu yếu, OPEC+ tăng sản lượng

Shell và Exxon cảnh báo lợi nhuận quý II sụt giảm do giá dầu và khí yếu, trong đó Exxon dự kiến ghi nhận khoản lỗ lên tới 1.5 tỷ USD. Bất chấp triển vọng tiêu cực, OPEC+ vẫn tăng sản lượng và giá dầu tiếp tục nhích lên, phản ánh nhu cầu thực tế mạnh hơn kỳ vọng, phủ nhận giả thuyết về sự suy giảm tất yếu do xe điện. Các chuyên gia cho rằng đây là điều chỉnh theo chu kỳ, không mang tính cấu trúc – Big Oil vẫn được đánh giá là bền bỉ và đã có sự chuẩn bị tốt kể từ sau COVID, khó rơi vào một cuộc khủng hoảng kéo dài.
Nhận định xu hướng chỉ số DAX
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Nhận định xu hướng chỉ số DAX

Kể từ ngày 7 tháng 4 năm 2025, chỉ số DAX đã bắt đầu một chu kỳ tăng điểm rõ rệt theo mô hình sóng Elliott dạng xung lực, bắt đầu từ một đáy quan trọng, tạo tiền đề cho một xu hướng tăng có cấu trúc.
AUD/USD nỗ lực phục hồi trong khi NZD/USD trượt giảm
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

AUD/USD nỗ lực phục hồi trong khi NZD/USD trượt giảm

AUD tìm được hỗ trợ tại 0.6485 và đã phục hồi. Trên biểu đồ giờ của AUD/USD đang hình thành một đường xu hướng giảm quan trọng với vùng kháng cự tại 0.6535. NZD/USD đang đi ngang trên vùng hỗ trợ 0.5980. Trên biểu đồ giờ của NZD/USD, cặp tiền cũng đang hình thành một đường xu hướng giảm với kháng cự tại 0.6010.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ