HSBC: Giá gạo tăng cao làm dấy lên lo ngại khủng hoảng lương thực tại châu Á

HSBC: Giá gạo tăng cao làm dấy lên lo ngại khủng hoảng lương thực tại châu Á

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

14:43 15/09/2023

Theo HSBC, giá lương thực tăng có thể là mối lo ngại đối với các ngân hàng trung ương đang cố gắng kiềm chế lạm phát khi giá gạo tăng mạnh nhất kể từ năm 2008.

Các nhà kinh tế cho biết trong một báo cáo nghiên cứu hôm thứ Sáu: “Cuộc khủng hoảng giá lương thực châu Á năm 2008 vẫn còn in sâu tâm trí. Khi đó giá gạo tăng ở một số nền kinh tế sau đó nhanh chóng lan sang các thị trường khác khi người tiêu dùng và chính phủ trong khu vực tranh giành nhau để đảm bảo nguồn cung. Điều này cũng làm giá các mặt hàng chủ chốt khác tăng, chẳng hạn như lúa mì”.

Giá xuất khẩu gạo từ Thái Lan đã tăng lên hơn 600 USD/tấn, tương đương 50% so với cùng kỳ. Theo ông Neumann, đó là một thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách vì không giống như cà chua và hành tây, có thể ổn định nhanh chóng sau một đợt tăng giá do chu kỳ thu hoạch ngắn hạn, giá gạo có thể duy trì ở mức cao trong thời gian thu hoạch lâu hơn nhiều.

Báo cáo cho thấy lượng nhập khẩu lúa gạo toàn cầu so với tổng tiêu thụ đã gần như tăng gấp đôi trong 25 năm qua và tăng khoảng 4 điểm phần trăm kể từ đợt khủng khoảng giá lương thực năm 2008. Ông Neumann cho biết thêm: “Điều này có nghĩa là sự gián đoạn trong một nền kinh tế có tác động lan tỏa sang các nền kinh tế khác lớn hơn nhiều so với trước đây”.

Lượng mưa thất thường và hạn hán ở nhiều nơi trên thế giới đang cản trở mùa màng, giảm nguồn cung và đẩy chi phí lên cao. Ấn Độ đã áp đặt hạn chế xuất khẩu gạo ra nước ngoài để kiểm soát giá nội địa, tiếp tục siết chặt nguồn cung toàn cầu.

Ông Neumann cho biết Malaysia và Philippines là hai nền kinh tế châu Á phụ thuộc nhiều nhất vào nhập khẩu gạo, tiếp theo là Hàn Quốc và Đài Loan. Các nền kinh tế khác như Indonesia cũng bị ảnh hưởng. Hồng Kông và Singapore nhập khẩu toàn bộ lúa gạo, mặc dù với sức mua mạnh mẽ, họ có thể dễ dàng đảm bảo nguồn cung.

Broker listing

Cùng chuyên mục

OPEC dự báo nhu cầu dầu tiếp tục tăng đến năm 2050 - IEA nhận định nguồn cầu đạt đỉnh năm 2030

OPEC dự báo nhu cầu dầu tiếp tục tăng đến năm 2050 - IEA nhận định nguồn cầu đạt đỉnh năm 2030

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 19%, đạt mức 123 triệu thùng/ngày (bpd) vào năm 2050, với Ấn Độ và châu Phi là những khu vực đóng góp chính cho tăng trưởng. Dự báo này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cơ quan dự đoán nhu cầu dầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 trước khi bắt đầu suy giảm.
Đức đạt được cột mốc lưu trữ khí đốt sau khi giá giảm mạnh

Đức đạt được cột mốc lưu trữ khí đốt sau khi giá giảm mạnh

Các nhà giao dịch đã tăng cường đặt chỗ tại các địa điểm lưu trữ khí đốt tự nhiên của Đức, đánh dấu một sự thay đổi mạnh mẽ so với đầu năm nay khi quốc gia này kết thúc mùa đông với lượng dự trữ ở mức thấp nhất trong ba năm và cấu trúc thị trường bất thường khiến việc bổ sung trở nên không có lợi nhuận.
Tại sao OPEC+ lại mạnh tay gia tăng sản lượng và chơi chiến lược cứng rắn

Tại sao OPEC+ lại mạnh tay gia tăng sản lượng và chơi chiến lược cứng rắn

OPEC+ một lần nữa khiến thị trường dầu mỏ bất ngờ khi công bố mức tăng sản lượng lớn hơn nhiều so với dự đoán cho tháng Tám. Thay vì mức tăng 411,000 thùng mỗi ngày (bpd) như giới phân tích kỳ vọng, liên minh gồm tám thành viên OPEC+ do Ả Rập Saudi và Nga dẫn đầu đã quyết định bổ sung 548,000 bpd vào tổng sản lượng trong tháng tới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ