Hoạt động nhà máy của Nhật Bản mở rộng lần đầu tiên sau một năm

Hoạt động nhà máy của Nhật Bản mở rộng lần đầu tiên sau một năm

Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

08:06 03/06/2024

Một cuộc khảo sát khu vực tư nhân hôm thứ Hai cho thấy hoạt động nhà máy của Nhật Bản mở rộng lần đầu tiên trong một năm vào tháng 5, nhưng tốc độ tăng trưởng chung ở mức khiêm tốn và nhu cầu vẫn yếu trong khi việc JPY lao dốc làm tăng chi phí nhập khẩu của một số nhà sản xuất

Chỉ số PMI chính thức của Nhật Bản đã tăng lên 50.4 vào tháng trước từ mức 49.6 vào tháng 4, gần mới mức 50.5 của chỉ số sơ bộ, lần cuối cùng chỉ số này vượt lên trên ngưỡng 50.0 – ngưỡng phân biệt giữa mở rộng và thu hẹp trong hoạt động – là tháng 5 năm 2023.

Các chỉ số phụ sản lượng chính và đơn đặt hàng mới vẫn giảm nhưng cả hai đều cải thiện khi giảm với tốc độ chậm nhất trong một năm, cho thấy các điều kiện đang bắt đầu cải thiện.

Các nhà sản xuất cũng lạc quan về triển vọng phản ánh kỳ vọng rằng các nỗ lực tiếp thị và ra mắt sản phẩm mới sẽ thành công và hy vọng vào sự phục hồi trong lĩnh vực ô tô và chất bán dẫn.

Pollyanna De Lima tại S&P Global Market Intelligence cho biết: "Kết quả cho thấy các xu hướng đáng khích lệ trong toàn ngành sản xuất, với số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng nhìn chung ổn định và các doanh nghiệp vẫn lạc quan về năm tới”.

Việc làm tại nhà máy mở rộng mặc dù với tốc độ chậm hơn. Lý do được De Lima cho là do nghỉ hưu cũng như khó khăn trong việc tìm kiếm người thay thế phù hợp.

“Một thách thức khác mà các nhà sản xuất hàng hóa phải đối mặt là tăng áp lực chi phí, do JPY suy yếu đã gây thêm áp lực cho giá hàng nhập khẩu”.

Áp lực giá đầu vào đang ở mức tồi tệ nhất trong hơn một năm, khi các công ty cho biết chi phí lao động, vật liệu và vận chuyển đã tăng từ tháng 4 phần lớn là do JPY lao dốc.

Lạm phát đã thúc đẩy các nhà sản xuất tăng giá bán với tốc độ nhanh nhất trong một năm vào tháng trước. Giá hàng bán đã tăng kể từ tháng 12 năm 2020.

Sự yếu kém của JPY và tác động của đối với giá nhập khẩu cũng như tiêu dùng trong nước đã trở thành vấn đề đau đầu về chính sách đối với BoJ khi ngân hàng này có vẻ sẽ tăng lãi suất một lần nữa sau khi tuyên bố chấm dứt chính sách lãi suất âm trong một quyết định mang tính bước ngoặt vào tháng 3.

Một cuộc khảo sát riêng hàng tháng của Reuters cho thấy niềm tin kinh doanh của Nhật Bản ổn định trong tháng 5, nhưng các nhà sản xuất và công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ phàn nàn rằng áp lực lạm phát do JPY yếu đang làm giảm biên lợi nhuận.

De Lima cho biết sự kết hợp giữa chi phí tiền lương tăng và giá bán của các công ty tăng là “một kết quả không mong muốn khi nhu cầu trong và ngoài nước vẫn yếu”.

Investing.com

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cố vấn PBoC kêu gọi gói kích thích 209 tỷ USD cho Trung Quốc để đối phó với thuế quan Mỹ

Cố vấn PBoC kêu gọi gói kích thích 209 tỷ USD cho Trung Quốc để đối phó với thuế quan Mỹ

Trung Quốc nên bổ sung gói kích thích mới lên tới 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (209 tỷ USD) để thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng và duy trì sự linh hoạt của đồng tiền nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ thuế quan Mỹ đối với tăng trưởng, các học giả bao gồm một cố vấn của ngân hàng trung ương nước này cho biết.
Mỹ dự kiến áp thuế 50% với đồng để thúc đẩy sản xuất nội địa và tăng cường an ninh quốc gia

Mỹ dự kiến áp thuế 50% với đồng để thúc đẩy sản xuất nội địa và tăng cường an ninh quốc gia

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo kế hoạch áp thuế 50% đối với đồng và các sản phẩm liên quan, bắt đầu từ ngày 1/8, với mục tiêu hỗ trợ ngành công nghiệp trong nước và đảm bảo nguồn cung cho các lĩnh vực trọng yếu như quốc phòng và công nghệ. Động thái này dựa trên điều tra theo Mục 232 về an ninh quốc gia và nối tiếp chuỗi chính sách thuế ngành. Một số chuyên gia cảnh báo chính sách có thể làm tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ