Giá dầu tăng khi căng thẳng địa chính trị leo thang tại Trung Đông

Giá dầu tăng khi căng thẳng địa chính trị leo thang tại Trung Đông

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

09:58 20/10/2023

Giá dầu tăng khi xung đột leo thang ở Trung Đông, hướng tới tuần tăng thứ hai liên tiếp.

Giá dầu Brent tăng trên 93 USD/thùng, phiên tăng thứ tư liên tiếp. Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đang hứng hứng chịu các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Iraq và Syria, trong khi một tàu khu trục của Mỹ ở Biển Đỏ đã đánh chặn các tên lửa hành trình do phiến quân Houthi ở Yemen bắn về phía Israel. Ngoài ra, Israel dự kiến sẽ tiến hành một cuộc tấn công trên bộ vào Gaza sau khi tập trung quân ở biên giới.

Giá dầu đã được hỗ trợ do cuộc tấn công vào Israel của Hamas, tổ chức bị Mỹ và EU coi là khủng bố. Có những lo ngại rằng cuộc xung đột sẽ lan sang các nước khác, bao gồm cả Iran, và thậm chí có thể thu hút sự tham gia của Mỹ, quốc gia đã tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự tại khu vực này. Trung Đông cung cấp khoảng 1/3 lượng dầu thô của thế giới.

Vandana Hari, người sáng lập công ty tư vấn Vanda Insights, cho biết: “Phần bù rủi ro đối với dầu thô đã tăng trở lại. Chừng nào căng thẳng Israel-Hamas còn leo thang, giá dầu thô vẫn sẽ tăng đột biến”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến thăm Israel vào giữa tuần để đề nghị hỗ trợ nước này cùng nỗ lực ngăn chặn xung đột. Tuy nhiên, cuộc họp đã bị hủy bỏ sau vụ nổ tại một bệnh viện ở Gaza khiến hàng trăm người thiệt mạng.

Trong khi đó tại Mỹ, Chủ tịch Fed Jerome Powell đề xuất Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tiếp theo. Tuy nhiên, ông vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất trong tương lai nếu các nhà hoạch định chính sách nhận thấy dấu hiệu tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

OPEC dự báo nhu cầu dầu tiếp tục tăng đến năm 2050 - IEA nhận định nguồn cầu đạt đỉnh năm 2030

OPEC dự báo nhu cầu dầu tiếp tục tăng đến năm 2050 - IEA nhận định nguồn cầu đạt đỉnh năm 2030

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 19%, đạt mức 123 triệu thùng/ngày (bpd) vào năm 2050, với Ấn Độ và châu Phi là những khu vực đóng góp chính cho tăng trưởng. Dự báo này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cơ quan dự đoán nhu cầu dầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 trước khi bắt đầu suy giảm.
Đức đạt được cột mốc lưu trữ khí đốt sau khi giá giảm mạnh

Đức đạt được cột mốc lưu trữ khí đốt sau khi giá giảm mạnh

Các nhà giao dịch đã tăng cường đặt chỗ tại các địa điểm lưu trữ khí đốt tự nhiên của Đức, đánh dấu một sự thay đổi mạnh mẽ so với đầu năm nay khi quốc gia này kết thúc mùa đông với lượng dự trữ ở mức thấp nhất trong ba năm và cấu trúc thị trường bất thường khiến việc bổ sung trở nên không có lợi nhuận.
Tại sao OPEC+ lại mạnh tay gia tăng sản lượng và chơi chiến lược cứng rắn

Tại sao OPEC+ lại mạnh tay gia tăng sản lượng và chơi chiến lược cứng rắn

OPEC+ một lần nữa khiến thị trường dầu mỏ bất ngờ khi công bố mức tăng sản lượng lớn hơn nhiều so với dự đoán cho tháng Tám. Thay vì mức tăng 411,000 thùng mỗi ngày (bpd) như giới phân tích kỳ vọng, liên minh gồm tám thành viên OPEC+ do Ả Rập Saudi và Nga dẫn đầu đã quyết định bổ sung 548,000 bpd vào tổng sản lượng trong tháng tới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ