Fitch cân nhắc hạ xếp hạng tín dụng của Hoa Kỳ

Fitch cân nhắc hạ xếp hạng tín dụng của Hoa Kỳ

11:48 25/05/2023

Căng thẳng xung quanh các cuộc đàm phán về trần nợ của Hoa Kỳ tăng lên sau khi Fitch Ratings cảnh báo xếp hạng AAA của quốc gia này đang bị đe dọa do bế tắc chính trị đang ngăn cản việc đạt được một thỏa thuận

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Fitch có thể hạ cấp tín dụng của Mỹ nhằm phản ánh tình trạng mâu thuẫn đảng phái đang cản trở thỏa thuận, bất chấp X-date đang đến rất gần, Fitch cho biết trong một tuyên bố, đề cập đến thời điểm Washington đang cạn kiệt tiền mặt. Hiện họ đã chuyển Hoa Kỳ sang "xếp hạng theo dõi tiêu cực".

Các trader ngày càng tỏ ra lo lắng về tình trạng bế tắc khi rủi ro vỡ nợ đang ở mức cao nhất, chỉ số S&P 500 đã giảm trong 2 ngày liên tiếp. Các nhà kinh tế dự đoán một vụ vỡ nợ của Hoa Kỳ có thể gây ra suy thoái, với tình trạng mất việc làm trên diện rộng và chi phí đi vay tăng cao.

Lily Adams, phát ngôn viên của Bộ Tài chính cho biết, cảnh báo của Fitch “nhấn mạnh rằng 2 đảng cần phải hành động nhanh chóng hơn nữa để tăng hoặc trì hoãn giới hạn nợ, tránh tạo ra khủng hoảng nền kinh tế”.

Đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc

Lợi suất vẫn cao hơn đối với các kỳ hạn có rủi ro cao

Chi phí bảo đảm nợ có chủ quyền của Hoa Kỳ khỏi vỡ nợ bằng các công cụ phái sinh đã tăng lên và tuyên bố của Fitch cũng thu hút sự chú ý của các cơ quan xếp hạng khác để xem họ có thể phản ứng như thế nào. Người phát ngôn của Nhà Trắng chia sẻ: Báo cáo cho thấy tính cấp bách của việc đạt được một giải pháp nhanh chóng.

Nikolaj Schmidt, nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại T. Rowe Price cho hay: “Trường hợp xấu nhất là nếu cuộc tranh chấp dẫn đến việc chính phủ lần đầu tiên không trả được nợ, điều này có thể dẫn đến việc hạ xếp hạng tín dụng của Bộ tài chính Hoa Kỳ trên diện rộng hoặc kéo dài. Rất nhiều tài sản được định giá liên quan trực tiếp đến Bộ tài chính Hoa Kỳ, nên sự hỗn loạn từ việc hạ cấp tín dụng rõ rệt hơn cũng sẽ tác động tới các thị trường trên toàn thế giới.”

Vào năm 2011, S&P Global Ratings đã chỉ trích việc hạ xếp hạng của Hoa Kỳ từ AAA sau một vụ vỡ nợ tương tự. Điều đó đã thúc đẩy việc bán tháo các tài sản rủi ro như cổ phiếu trên khắp thế giới, nhưng trớ trêu thay lại thúc đẩy đà tăng của trái phiếu kho bạc khi các nhà đầu tư ồ ạt mua vào để phòng hộ.

Các nhà chiến lược tại JPMorgan Chase & Co và Morgan Stanley đã cảnh báo rằng tình trạng bế tắc đe dọa triển vọng của thị trường chứng khoán, trong khi các nhà giao dịch cũng đổ xô vào hợp đồng hoán đổi và quyền chọn đối với các loại tiền tệ chính để phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư của mình. Công ty quản lý thu nhập PGIM Fixed Income cho biết Hoa Kỳ sẽ lại rơi vào tình trạng bất ổn tương tự và đã mua các hợp đồng hoán đổi nợ xấu dài hạn trên cơ sở đó.

JPY, một loại tiền tệ trú ẩn truyền thống, tăng vọt khi các nhà giao dịch tiêu hóa tin tức của Fitch nhưng sau đó lại quay đầu giảm. Lợi suất trái phiếu kho bạc chuẩn dao động trong phạm vi hẹp ở phiên Á hôm nay.

Yên giảm mạnh sau thông báo của Fitch

Yen Whipsaws After Fitch Announcement

Tuy nhiên, không có gì lạ khi Quốc hội đạt được các thỏa thuận vào phút cuối khi áp lực đủ lớn để buộc các nhà đàm phán phải đưa ra những lựa chọn khó khăn.

Fitch cho biết: “Chúng tôi tin rằng rủi ro đã tăng lên khi trần nợ không được nâng lên hoặc bị trì hoãn trước X-date, khiến chính phủ khó có thể các khoản thanh toán nợ của mình. Việc ưu tiên trả tiền cho trái phiếu đáo hạn trước các khoản khác sau X-date sẽ tránh được tình trạng vỡ nợ”.

Công ty cho biết họ vẫn mong đợi một giải pháp. Tuy nhiên, thất bại dẫn đến vỡ nợ sẽ khiến Fitch giảm xếp hạng của các chứng khoán nợ bị ảnh hưởng xuống 'D', với các chứng khoán khác bị hạ xuống 'CCC' và 'C'.

Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã bày tỏ sự lạc quan hôm thứ Tư rằng các nhà đàm phán của Nhà Trắng và đảng Cộng Hòa sẽ đạt được thỏa thuận kịp thời để ngăn chặn một vụ vỡ nợ thảm khốc có thể xảy ra.

Bình luận của ông được đưa ra sau cuộc gặp kéo dài 4 giờ với các nhà đàm phán do Tổng thống Joe Biden lựa chọn, thúc đẩy sự lạc quan rằng Quốc hội sẽ có hành động kịp thời trước ngày 1/6, ngày mà Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể hết tiền để chi trả các khoản thanh toán.

William Foster, một quan chức tín dụng cấp cao của Moody, nói trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước rằng ông đã nghe thấy những điều đúng đắn từ Washington và công ty của ông đã giữ nguyên xếp hạng tín dụng của Hoa Kỳ thông qua các cuộc đàm phán kể từ đó.

S&P đã duy trì triển vọng ổn định về xếp hạng tín dụng Mỹ trong thời gian gần đây, họ dự đoán một thỏa thuận sẽ được ký kết.

Vishnu Varathan, người đứng đầu bộ phận kinh tế và chiến lược tại Mizuho Bank ở Singapore, cho rằng cảnh báo của Fitch “chắc chắn mang tính biểu tượng và theo một cách nào đó, nó có thể buộc Moody’s phải làm theo. Họ cũng sẽ đánh kỹ lưỡng hơn đối với USD và trái phiếu kho bạc như tài sản phòng hộ và đặc tính lãi suất phi rủi ro.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chứng khoán châu Âu lao đao do hy vọng hòa bình Ukraine suy giảm; CPI Vương quốc Anh tăng vọt
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán châu Âu lao đao do hy vọng hòa bình Ukraine suy giảm; CPI Vương quốc Anh tăng vọt

Các chỉ số chứng khoán châu Âu giảm nhẹ vào thứ Tư, khi nhà đầu tư đón nhận sự thất bại rõ ràng của các cuộc đàm phán hòa bình Ukraine cũng như lạm phát Vương quốc Anh cao hơn dự kiến. Chỉ số DAX index tại Đức giảm 0.2%, chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 0.3% và chỉ số FTSE 100 tại Vương quốc Anh giảm 0.2%.
Doanh số bán lẻ sắp tới, CEO Nvidia nói về kiểm soát chip của Mỹ - điều gì đang chi phối thị trường?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Doanh số bán lẻ sắp tới, CEO Nvidia nói về kiểm soát chip của Mỹ - điều gì đang chi phối thị trường?

HĐTL chứng khoán Mỹ giảm vào thứ Tư, sau khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng nhẹ gây áp lực lên thị trường chứng khoán trong phiên trước đó. Thị trường đang hướng tới báo cáo doanh số bán lẻ mới, với các nhà đầu tư mong muốn có cái nhìn sâu sắc về tác động của thuế quan trừng phạt của Tổng thống Donald Trump đối với giá cả. Giám đốc điều hành Nvidia (NASDAQ:NVDA) Jensen Huang bình luận về việc Mỹ hạn chế xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo sang Trung Quốc, trong khi lạm phát ở Vương quốc Anh tăng vọt.
Giám đốc Nvidia Jensen Huang lên án lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc là ‘một thất bại’
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giám đốc Nvidia Jensen Huang lên án lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc là ‘một thất bại’

Giám đốc điều hành Nvidia Jensen Huang đã lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận chip trí tuệ nhân tạo là “một thất bại”, vốn đã thúc đẩy các đối thủ Trung Quốc tăng tốc phát triển sản phẩm của riêng họ.
Căng thẳng Mỹ-Trung về chip có nguy cơ làm tổn hại thỏa thuận ngừng chiến thương mại
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Căng thẳng Mỹ-Trung về chip có nguy cơ làm tổn hại thỏa thuận ngừng chiến thương mại

Căng thẳng công nghệ Mỹ-Trung lại bùng phát, khi Bắc Kinh đe dọa hành động pháp lý chống lại bất kỳ ai thực thi các hạn chế của Washington đối với chip của Huawei Technologies, phủ bóng đen lên thỏa thuận ngừng chiến thương mại gần đây và các nỗ lực duy trì đối thoại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ