Fed tuyên bố chưa xoay trục mặc dù nói nền kinh tế đang đi đúng kỳ vọng

Fed tuyên bố chưa xoay trục mặc dù nói nền kinh tế đang đi đúng kỳ vọng

Đoàn Phương Thảo

Đoàn Phương Thảo

Junior Analyst

08:23 01/02/2024

Fed báo hiệu đã chấm dứt quá trình nâng lãi suất, nhưng chưa sẵn sàng để cắt giảm lãi suất.

Fed đang xem xét thời điểm bắt đầu nới lỏng chính sách khi lạm phát đang trên đà giảm. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn vững chắc, Chủ tịch Jerome Powell cho biết sẽ dập tắt những đồn đoán cho đợt hạ lãi suất tiếp theo vào tháng Ba.

Sau cuộc họp chính sách đêm qua, Chủ tịch Powell cho rằng cần phải xem xét thêm nhiều dữ liệu để xác nhận xu hướng giảm phát có kéo dài hay không.

Kỳ vọng Fed sẽ nới lỏng chính sách vào tháng 3 đã tăng lên 50% trong những ngày gần đây, hiện giảm xuống gần 1/3 sau cuộc họp báo của Chủ tịch Powell. S&P 500 giảm 1.6% vào thứ Tư trong khi lợi suất TPCP vẫn thấp hơn.

Ủy ban Thị trường mở Liên bang đã bỏ phiếu đồng ý giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất trong 22 năm - trong phạm vi mục tiêu 5.25% -5.5% tại cuộc họp thứ tư liên tiếp.

Các quan chức đã sửa đổi tuyên bố sau cuộc họp, loại bỏ khả năng nâng lãi suất và chỉ ra rằng xoay trục sẽ bắt đầu khi lạm phát giảm về mức 2%.

Chủ tịch Powell đã đẩy lùi kỳ vọng của thị trường về 5 hoặc 6 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Kathy Jones, giám đốc bộ phận về thu nhập cố định của Charles Schwab, cho biết Fed không vội trong việc nới lỏng chính sách.

Mối lo ngại về lạm phát

Một trong những mối lo ngại của ngân hàng trung ương là việc điều chỉnh tăng số liệu lạm phát. Các số liệu cập nhật về chỉ số giá tiêu dùng dự kiến ​​công bố vào tháng 2 có thể đảo ngược một số cải thiện gần đây.

Thước đo chính của Fed về lạm phát cơ bản đã hạ nhiệt xuống mức thấp gần ba năm vào tháng 12. Loại trừ thực phẩm và năng lượng dễ bay hơi, chỉ số này đã tăng 1.9% trong tháng 12, kém mục tiêu 2% của Fed trong tháng thứ hai.

Với tình hình kinh tế phát triển tốt vào năm 2023 và thị trường lao động vẫn sôi động, Chủ tịch Powell cho rằng chưa cần hạ lãi suất ngay. Tuy nhiên, sự yếu kém bất ngờ của thị trường lao động có thể ảnh hưởng đến tốc độ và thời điểm cắt giảm lãi suất.

Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng tại KPMG, cho biết: “Nền kinh tế đủ mạnh để phòng ngừa những sai lầm cơ bản của ngân hàng trung ương, đó là cắt giảm và phải đảo ngược lộ trình và tăng lãi suất lần nữa.”

Ngân hàng trung ương nhắc lại ý định tiếp tục giảm danh mục tài sản lên tới 95 tỷ USD mỗi tháng, nhưng Chủ tịch Powell cho biết các quan chức Fed đang có kế hoạch bắt đầu các cuộc đàm phán chuyên sâu về bảng cân đối kế toán tại cuộc họp tháng 3.

Theo Lou Crandall, nhà kinh tế trưởng tại Wrightson ICAP, các cuộc thảo luận về bảng cân đối kế toán “sẽ kéo dài khá lâu”. Ông cho rằng Fed sẽ đưa ra quyết định vào tháng 6 và hạ lãi suất vào tháng 7.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cố vấn PBoC kêu gọi gói kích thích 209 tỷ USD cho Trung Quốc để đối phó với thuế quan Mỹ

Cố vấn PBoC kêu gọi gói kích thích 209 tỷ USD cho Trung Quốc để đối phó với thuế quan Mỹ

Trung Quốc nên bổ sung gói kích thích mới lên tới 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (209 tỷ USD) để thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng và duy trì sự linh hoạt của đồng tiền nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ thuế quan Mỹ đối với tăng trưởng, các học giả bao gồm một cố vấn của ngân hàng trung ương nước này cho biết.
Mỹ dự kiến áp thuế 50% với đồng để thúc đẩy sản xuất nội địa và tăng cường an ninh quốc gia

Mỹ dự kiến áp thuế 50% với đồng để thúc đẩy sản xuất nội địa và tăng cường an ninh quốc gia

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo kế hoạch áp thuế 50% đối với đồng và các sản phẩm liên quan, bắt đầu từ ngày 1/8, với mục tiêu hỗ trợ ngành công nghiệp trong nước và đảm bảo nguồn cung cho các lĩnh vực trọng yếu như quốc phòng và công nghệ. Động thái này dựa trên điều tra theo Mục 232 về an ninh quốc gia và nối tiếp chuỗi chính sách thuế ngành. Một số chuyên gia cảnh báo chính sách có thể làm tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ