Đức cảnh báo rào cản thương mại khi EU chuẩn bị áp thuế xe điện: Nguy cơ chiến tranh thương mại có thể xảy ra?

Đức cảnh báo rào cản thương mại khi EU chuẩn bị áp thuế xe điện: Nguy cơ chiến tranh thương mại có thể xảy ra?

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

08:04 10/06/2024

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã lên tiếng phản đối việc hạn chế thương mại ô tô khi EU đang tiến gần hơn tới việc áp thuế quan đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ngành công nghiệp ô tô của Đức đang hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc và sẽ có khả năng cạnh tranh với các hãng xe của nước này nếu thương mại vẫn được duy trì công bằng và tự do, theo Thủ tướng Scholz nhận định.

EU dự kiến sẽ công bố mức thuế quan trong tháng này nhằm vào xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc sau một cuộc điều tra về trợ cấp cho xe điện của nước này. Bắc Kinh đã đưa ra tín hiệu sẵn sàng áp đặt thuế trả đũa lên xe ô tô sản xuất tại EU có động cơ lớn, một động thái sẽ ảnh hưởng nhiều nhất tới các hãng xe Đức như Mercedes-Benz, Porsche và BMW.

"Sự cô lập và các rào cản hải quan bất hợp pháp - cuối cùng chỉ khiến mọi thứ đắt đỏ hơn, và mọi người đều nghèo đi", ông Scholz phát biểu tại một sự kiện do Opel thuộc tập đoàn Stellantis NV tổ chức tại Ruesselsheim, Đức. "Chúng tôi không đóng cửa thị trường của mình với các công ty nước ngoài, bởi vì chúng tôi cũng không muốn điều đó xảy ra với các công ty của chúng tôi".

Ngành công nghiệp ô tô hùng mạnh của Đức đã phản đối việc áp thuế quan, cho rằng hoạt động kinh doanh với Trung Quốc giúp đảm bảo việc làm trong nước. Cựu Giám đốc điều hành Volkswagen AG Herbert Diess cho biết hồi đầu tháng này rằng xung đột thương mại leo thang sẽ thúc đẩy lạm phát và làm trì hoãn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh hơn.

Vào thời điểm doanh số bán xe điện tại châu Âu đang chững lại, Brussels đang đưa ra các quyết định về thuế quan, khiến các nhà sản xuất ô tô như Volkswagen AG và Mercedes-Benz Group AG phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất.

Thủ tướng Đức Scholz nhấn mạnh ngành công nghiệp ô tô cần tiếp tục chuyển hướng sang sử dụng pin để duy trì khả năng cạnh tranh trong những năm tới.

Ông Scholz cho biết: "Nghi ngờ tiến bộ, trì hoãn đổi mới và chuyển đổi sẽ dẫn đến những hậu quả cay đắng. Nếu chúng ta làm vậy, những nước khác sẽ vượt qua chúng ta."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế

Tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản chậm lại khi Mỹ tăng cường các biện pháp thuế quan, làm nổi bật những rủi ro mà đất nước này phải đối mặt sau khi nền kinh tế của họ đã suy giảm trước khi các loại thuế này bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?

Donald Trump từng tuyên bố rằng không điều gì có thể xảy ra ở Ukraine nếu ông chưa gặp Putin. Giờ đây, dù hai nhà lãnh đạo đã điện đàm suốt hai tiếng, thế giới vẫn chứng kiến một sự im lặng đáng lo ngại từ phía Mỹ. Khi Trump tiếp tục nhượng bộ, Putin lại càng được đà siết chặt Ukraine. Trong lúc Kyiv nín thở chờ đợi, các đồng minh phương Tây buộc phải đối mặt với câu hỏi gai góc: nếu Mỹ rút lui, ai sẽ đứng ra cứu Ukraine?
Ukraine và châu Âu đang phải tự lực sau khi Trump rút lui
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Ukraine và châu Âu đang phải tự lực sau khi Trump rút lui

Cuộc điện đàm giữa Donald Trump và Vladimir Putin trong tuần này không khiến ai bất ngờ — nhưng vẫn khiến cả châu Âu và Ukraine rúng động. Khi Trump chính thức khẳng định rút Mỹ khỏi cuộc chiến, ông không chỉ để mặc Ukraine đối mặt với một nước Nga ngày càng lấn tới, mà còn buộc châu Âu phải đứng ra gánh vác vai trò an ninh vốn dĩ lâu nay do Washington dẫn dắt.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ