Đơn đặt hàng nhà máy Đức giảm mạnh trong tháng 7

Đơn đặt hàng nhà máy Đức giảm mạnh trong tháng 7

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

14:37 06/09/2023

Đơn hàng nhà máy Đức giảm mạnh trong tháng 7, cho thấy tình trạng khó khăn của nền kinh tế lớn nhất châu Âu tiếp tục kéo dài sang quý 3.

Số đơn đặt hàng nhà máy giảm 11.7% so với tháng 6, tệ hơn nhiều so với mức giảm 4.3% mà các nhà kinh tế dự báo trong cuộc khảo sát của Bloomberg. Sự sụt giảm đó đến từ các đơn hàng lớn, bỏ qua chỉ số này,đơn đặt hàng sẽ tăng 0.3%.

Đây là tháng đơn đặt hàng giảm sau 3 tháng tăng liên tiếp.

Sau khi trải qua cuộc suy thoái do cuộc chiến của Nga và Ukraine, sản lượng công nghiệp của Đức không thể tăng trưởng trong quý hai và có thể cũng sẽ chững lại trong quý ba.

Ba tháng cuối năm 2023 cũng chỉ giúp Đức đem lại mức tăng trưởng 0.1%, chính vì vậy nhiều người tin rằng hình ảnh “con bệnh của Châu Âu” được gán cho Đức sau khi thống nhất vào năm 1990 đã quay trở lại.

Ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất do sự thiếu hụt nhu cầu ở Trung Quốc khiến cho nền kinh tế số 2 thế giới đang mất đà.

Dữ liệu sản xuất của Đức sắp được công bố vào thứ Năm cũng có thể cho thấy sự yếu kém đang diễn ra. Các nhà kinh tế dự báo tháng giảm thứ ba liên tiếp.

Khi được hỏi về biệt danh “con bệnh”, chủ tịch ngân hàng trung ương Đức Joachim Nagel thừa nhận rằng tình hình hiện tại không khả quan.

Ông nói với tờ Handelsblatt trong một cuộc phỏng vấn: “Đúng là chúng ta đã rơi vào một cuộc suy thoái kỹ thuật trong nửa mùa đông và sự phát triển kinh tế kể từ đó không được khả quan. Nhưng chúng tôi hy vọng bức tranh đó sẽ tươi sáng trở lại."

Ông chỉ ra sức mạnh của thị trường lao động và nói rằng nó đang ở trạng thái tốt hơn nhiều so với những năm 1990. Nên việc so sánh với thời kỳ đó là chưa hợp lý.

“Đức không phải là con bệnh của châu Âu’’, ông nói. “Tôi nghĩ đó là một chẩn đoán sai” và “chúng ta nên tự tin hơn”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cố vấn PBoC kêu gọi gói kích thích 209 tỷ USD cho Trung Quốc để đối phó với thuế quan Mỹ

Cố vấn PBoC kêu gọi gói kích thích 209 tỷ USD cho Trung Quốc để đối phó với thuế quan Mỹ

Trung Quốc nên bổ sung gói kích thích mới lên tới 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (209 tỷ USD) để thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng và duy trì sự linh hoạt của đồng tiền nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ thuế quan Mỹ đối với tăng trưởng, các học giả bao gồm một cố vấn của ngân hàng trung ương nước này cho biết.
Mỹ dự kiến áp thuế 50% với đồng để thúc đẩy sản xuất nội địa và tăng cường an ninh quốc gia

Mỹ dự kiến áp thuế 50% với đồng để thúc đẩy sản xuất nội địa và tăng cường an ninh quốc gia

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo kế hoạch áp thuế 50% đối với đồng và các sản phẩm liên quan, bắt đầu từ ngày 1/8, với mục tiêu hỗ trợ ngành công nghiệp trong nước và đảm bảo nguồn cung cho các lĩnh vực trọng yếu như quốc phòng và công nghệ. Động thái này dựa trên điều tra theo Mục 232 về an ninh quốc gia và nối tiếp chuỗi chính sách thuế ngành. Một số chuyên gia cảnh báo chính sách có thể làm tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ