Dầu mỏ sẽ không còn phụ thuộc vào Trung Quốc?

Dầu mỏ sẽ không còn phụ thuộc vào Trung Quốc?

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

08:33 20/09/2023

Nhu cầu dầu của Trung Quốc có thể đạt đỉnh vào cuối thập kỷ này - và với sự phục hồi kinh tế vẫn còn trong tình trạng lấp lửng, liệu thị trường dầu mỏ toàn cầu vẫn tiếp tục phụ thuộc vào Trung Quốc?

“Thị trường dầu mỏ đã phụ thuộc vào Trung Quốc 20 năm nay nhưng câu chuyện này đang kết thúc”, Chủ tịch Fereidun Fesharaki của Facts Global Energy cho biết tại một hội nghị năng lượng gần đây.

Ông dự đoán rằng nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh trong vòng 3 đến 5 năm tới.

Ông Fesharaki nói thêm: “Trong thị trường dầu toàn cầu, chúng tôi phải xem xét các quốc gia như Ấn Độ hoặc các nước khác để tạo ra khả năng phục hồi về phía cầu”.

Ông Wood Mackenzie cũng dự kiến nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh vào năm 2027, sau đó sẽ giảm trong thời gian dài.

“Nhu cầu dầu của Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2027 và sau đó sẽ trên đà giảm dài hạn khi nước này tích cực theo đuổi quá trình chuyển đổi năng lượng… và khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chung chậm lại trong dài hạn.” Bà Shiqing Xia, chuyên gia tư vấn về dầu và hóa chất tại Wood Mackenzie, nói với CNBC.

Năm 2020, Trung Quốc đặt mục tiêu trung lập carbon vào năm 2060 và cho biết họ sẽ phấn đấu đạt được lượng phát thải carbon cao nhất vào năm 2030.

Bà Xia cũng kỳ vọng Ấn Độ sẽ bù đắp cho nhu cầu dầu của Trung Quốc.

Bà cũng cho biết Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành trung tâm tăng trưởng nhu cầu dầu lớn nhất vào cuối thập kỷ này.

Bà nói thêm: “Ngoài Trung Quốc, nhu cầu dầu ở Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi khác ở Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng cho đến đầu những năm 2040”.

Bà dự đoán: “Trong hai thập kỷ tới, động lực tăng trưởng của châu Á sẽ là Ấn Độ và Đông Nam Á”.

Nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng 7.8% vào tháng 6, đánh dấu tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong một năm. Ấn Độ cũng được dự đoán sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba vào năm 2030.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, than vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu năng lượng của Trung Quốc ở mức 55%. Dầu mỏ và các chất lỏng khác chiếm 19%, trong khi nhiên liệu đốt sạch hơn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn.

IEA lưu ý trong báo cáo cuối năm 2022: “Tuy nhiên, mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên, năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo đã tăng đều đặn từ năm 2001”.

Liệu rằng sẽ phải mất tới một vài thập kỷ?

Không phải ai cũng đồng ý rằng nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ sớm đạt đỉnh. Một số nhà phân tích cho rằng mốc thời gian sẽ kéo dài hơn vài năm - thậm chí có thể là hàng thập kỷ.

Giám đốc Nghiên cứu Dầu LSEG ở Châu Á, ông Yaw Yan Chong cho biết: “Trung Quốc có mục tiêu phát thải carbon bằng 0 vào năm 2060, đó là lúc tôi dự đoán rằng nhu cầu dầu của nước khi này sẽ giảm bớt”.

Ông Yaw nhấn mạnh rằng nhập khẩu dầu của Trung Quốc chủ yếu được chế biến thành dầu diesel và xăng, ít cần thiết hơn ở Trung Quốc do sự tăng trưởng khá mạnh về việc áp dụng xe điện trong năm nay. Về sản xuất điện, ông cho rằng Trung Quốc sử dụng chủ yếu là than và rất ít dầu.

Một nhà phân tích khác cũng cho rằng nếu không có bất kỳ sự đổi mới công nghệ đáng kể nào, nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ không dừng lại trong 20 đến 30 năm tới.

“Nếu không có những phát hiện lớn về khí đốt hoặc những đột phá về công nghệ trong năng lượng tái tạo hoặc năng lượng thay thế, chúng tôi sẽ không kỳ vọng tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ kết thúc trong ít nhất hai đến ba thập kỷ nữa, mặc dù tốc độ tăng trưởng nhu cầu có thể chậm lại”, ông Bob McNally, chủ tịch của Rapidan Energy Group, nói.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+

Nhu cầu lưu trữ dầu thô tại Mỹ tăng mạnh lên mức tương đương thời kỳ đại dịch, khi giới giao dịch lo ngại về đợt tăng nguồn cung mới từ OPEC+. Giá dầu giảm sâu đã khuyến khích tích trữ, trong khi các yêu cầu lưu trữ kéo dài tới tận tháng 1 năm sau cho thấy tâm lý thị trường tiêu cực vẫn chiếm ưu thế.
Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang

Giá dầu giảm nhẹ sau khi tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ bất ngờ tăng, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu. Nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng giữa lúc Mỹ và Iran chuẩn bị bước vào vòng đàm phán hạt nhân mới, trong bối cảnh lo ngại Israel có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Triển vọng giá dầu vẫn chịu nhiều áp lực từ các yếu tố địa chính trị và cung-cầu.
Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ

Vàng một lần nữa nhận được sự hỗ trợ lớn từ các nhà đầu tư Trung Quốc, và nhu cầu từ đại lục đang giúp đẩy kim loại quý tiến gần hơn đến mức đỉnh lịch sử của tháng trước khi tất cả các cấp của hệ thống Trung Quốc dường như đang kỳ vọng vào kim loại quý này trong dài hạn.
Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông

HĐTL vàng kéo dài chuỗi tăng sang ngày thứ ba liên tiếp khi nhà đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông có khả năng leo thang. Hợp đồng tháng 6 năm 2025 giao dịch sôi động nhất tăng 34.50 USD, tương đương 1.05%, đóng cửa ở mức 3,319.10 USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ