CPI của Trung Quốc giảm mạnh hơn dự kiến trong tháng 3

CPI của Trung Quốc giảm mạnh hơn dự kiến trong tháng 3

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

10:55 11/04/2024

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc giảm mạnh hơn dự kiến trong tháng 3, trong khi đó chỉ số giá sản xuất (PPI) tiếp tục giảm do xu hướng giảm phát kéo dài không có dấu hiệu cải thiện

Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia công bố vào thứ Năm chỉ số CPI ( MoM) giảm 1% trong tháng Ba, cao hơn mức dự kiến là giảm 0.5%. Điều này đánh dấu sự đảo ngược xu hướng khi trong tháng Hai chỉ số CPI tăng 1%.

Chỉ số CPI (YoY) tăng 0.1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức dự kiến là tăng 0.4%, giảm nhiều so với mức 0.7% trong tháng 2.

Mặc dù chi tiêu của người tiêu dùng trong tháng Hai đã được hỗ trợ một phần nhờ vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng dữ liệu vào thứ Năm cho thấy động lực này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.

Triển vọng kinh tế của Trung Quốc vẫn còn ảm đạm khi tổng chi tiêu của người tiêu dùng vẫn trong tình trạng trì trệ suốt 4 năm qua. Quốc gia này đã trải qua xu hướng giảm phát kéo dài trong nửa cuối năm 2023, khi một sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 không diễn ra.

Điều này đặc biệt rõ ràng khi giá xuất xưởng suy giảm, với chỉ số PPI (YoY) giảm 2.8% đúng như dự kiến trong tháng Ba, cao hơn so với mức giảm 2.7% trong tháng Hai. Điều này đánh dấu xu hướng PPI giảm liên tiếp trong 18 tháng.

PPI vẫn giảm trong tháng qua dù cho đã có một số cải thiện trong hoạt động sản xuất được thể hiện qua chỉ số PMI tích cực trong tháng Ba.

Cho đến nay, các biện pháp kích thích tiền tệ liên tục từ Bắc Kinh chỉ mang lại sự hỗ trợ hạn chế cho nền kinh tế Trung Quốc, vốn đang phải vật lộn với tình trạng suy thoái kéo dài trên thị trường bất động sản - từng là động lực tăng trưởng chính của đất nước.

Điều kiện kinh tế yếu kém cũng kìm hãm chi tiêu của người tiêu dùng vì họ phải tiết kiệm trước tình trạng thất nghiệp gia tăng.

Fitch Ratings đã hạ triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Trung Quốc xuống mức “tiêu cực” với lý do rủi ro gia tăng từ nợ chính phủ cao và tăng trưởng chậm lại. Cơ quan xếp hạng này cũng cho rằng giảm phát sẽ gây rủi ro lớn cho nền kinh tế Trung Quốc.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Căng thẳng Mỹ-Trung về chip có nguy cơ làm tổn hại thỏa thuận ngừng chiến thương mại
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Căng thẳng Mỹ-Trung về chip có nguy cơ làm tổn hại thỏa thuận ngừng chiến thương mại

Căng thẳng công nghệ Mỹ-Trung lại bùng phát, khi Bắc Kinh đe dọa hành động pháp lý chống lại bất kỳ ai thực thi các hạn chế của Washington đối với chip của Huawei Technologies, phủ bóng đen lên thỏa thuận ngừng chiến thương mại gần đây và các nỗ lực duy trì đối thoại.
Dự luật thuế và chi tiêu của Trump vấp phải phản đối trong nội bộ đảng Cộng hòa
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Dự luật thuế và chi tiêu của Trump vấp phải phản đối trong nội bộ đảng Cộng hòa

Dự luật gia hạn cắt giảm thuế và giảm chi tiêu của Trump đang đối mặt với sự chia rẽ trong chính nội bộ Đảng Cộng hòa, đặc biệt về chương trình Medicaid và ưu đãi thuế tại các bang có chi phí cao. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson khó xoay sở với thế đa số mong manh, trong khi Trump gây áp lực đòi sự ủng hộ tuyệt đối. Nếu được Hạ viện thông qua, dự luật sẽ chuyển sang Thượng viện nhưng chưa thể được xem xét ngay do kỳ nghỉ sắp tới.
Nvidia đánh giá biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc là không hiệu quả
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nvidia đánh giá biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc là không hiệu quả

Giám đốc Nvidia Jensen Huang cho rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI của Mỹ sang Trung Quốc không đạt hiệu quả và dựa trên giả định sai lầm. Chính sách này khiến Trung Quốc đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng chip nội địa để giảm phụ thuộc. Thị phần Nvidia tại Trung Quốc đã giảm mạnh do tác động của các biện pháp này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ