Con số kinh hoàng: 90% lao động Anh có xu hướng "quiet quitting" trong lúc tìm kiếm cơ hội mới

Con số kinh hoàng: 90% lao động Anh có xu hướng "quiet quitting" trong lúc tìm kiếm cơ hội mới

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

13:30 13/06/2024

Báo động về tình trạng stress và thiếu động lực làm việc của lực lượng lao động Anh

Theo báo cáo mới nhất về Tình trạng Lực lượng Lao động Toàn cầu 2024 của Gallup, chỉ có 10% lao động Anh cảm thấy gắn bó với công việc của họ, con số này thấp hơn so với Mỹ và một số nước châu Âu khác.

Điều đó có nghĩa là tới 90% người lao động cảm thấy chán nản với công việc và rất có thể đã tham gia vào xu hướng "quiet quitting" hay nói cách khác là những người chỉ đủ sức làm công việc ở mức tối thiểu mà không "nhiệt huyết lao động". Ngoài ra, 40% lao động Anh gặp phải căng thẳng và 27% thấy buồn chán hàng ngày - mức cao thứ hai châu Âu. Thêm vào đó, 20% công nhân khác cho biết họ cảm thấy tức giận mỗi ngày.

So sánh trên toàn cầu, chỉ có 23% người lao động cảm thấy gắn bó với công việc, trong khi tại Mỹ, con số này là 33%.

Dữ liệu cho báo cáo của Gallup được thu thập trong năm 2023 thông qua khảo sát 128,278 người lao động tại hơn 160 quốc gia. Cuộc khảo sát được thực hiện hàng năm bằng phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại.

"Người lao động có thể bị mắc kẹt trong công việc họ không thích vì lý do kinh tế", báo cáo cho biết. "Yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng dẫn đến tình trạng người lao động chủ động nghỉ việc. Bởi khi có nhiều cơ hội việc làm hơn, những người cảm thấy bực bội, chán nản với hoàn cảnh làm việc khó khăn có thể dễ dàng từ bỏ công việc cũ và chuyển sang môi trường làm việc tốt hơn."

Dưới một nửa lao động Anh cho rằng hiện nay là thời điểm tốt để tìm việc và gần một phần ba đang tích cực tìm kiếm việc làm khác.

Lực lượng lao động Anh không quá tin tưởng vào thị trường việc làm vì số lượng vị trí tuyển dụng đã giảm kể từ sau đại dịch năm 2022, theo số liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh được McKinsey phân tích. Số vị trí tuyển dụng đã giảm 31% vào tháng 1/2024 so với hai năm trước đó, khiến người lao động cảm thấy buộc phải ở lại vì không có nhiều cơ hội khác.

Trong một nghiên cứu từ năm 1991 đến 2022 khảo sát 10,000 người ở Anh, 26% người trả lời cho biết họ muốn đổi việc. Tuy nhiên, chỉ có 1/4 số người đó thực sự chuyển đến nơi làm việc mới sau 3 năm, theo McKinsey. Và 19% vẫn giữ nguyên công việc dù nói muốn ra đi.

Điều này có nghĩa từ 20% đến 40% lực lượng lao động tại các tổ chức là những người "quiet quitter", theo phân tích dữ liệu McKinsey kết hợp với nghiên cứu Understanding Society.

Tình trạng "quiet quitting" và thiếu “tận tâm" tác động đáng kể đến doanh nghiệp và nền kinh tế, Gallup ước tính mức độ gắn kết thấp khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 8.9 nghìn tỷ USD - tương đương 9% GDP toàn cầu.

Một phân tích tổng hợp năm 2024 của Gallup trên 183,000 đơn vị kinh doanh tại 53 ngành và 90 quốc gia cho thấy các công ty có mức độ gắn kết nhân viên cao cũng ghi nhận kết quả hoạt động tốt hơn, cụ thể là tăng 68% mức độ hạnh phúc nhân viên, 23% lợi nhuận và 13% năng suất lao động.

"Đối với nhiều chỉ số hạnh phúc (căng thẳng, giận dữ, lo lắng, cô đơn), việc hoàn toàn tách rời công việc tương đương hoặc tệ hơn thất nghiệp", báo cáo chỉ ra. "Ngược lại, khi người lao động cảm thấy công việc và mối quan hệ nghề nghiệp có ý nghĩa, việc làm sẽ mang lại nhiều niềm vui hơn và ít cảm xúc tiêu cực hơn trong cuộc sống hàng ngày."

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cập nhật thị trường phiên Mỹ 19/5: Chứng khoán phục hồi khi lực bắt đáy quay trở lại, nhà đầu tư phớt lờ tin Moody's hạ xếp hạng của Mỹ

Cập nhật thị trường phiên Mỹ 19/5: Chứng khoán phục hồi khi lực bắt đáy quay trở lại, nhà đầu tư phớt lờ tin Moody's hạ xếp hạng của Mỹ

Làn sóng mua bắt đáy đã thúc đẩy đà phục hồi của cổ phiếu từ mức thấp nhất trong phiên, khi các nhà giao dịch cố gắng bỏ qua việc Moody’s Ratings hạ xếp hạng của Mỹ, điều đã khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt và làm suy yếu đồng USD.
Giá dầu giảm vì lo ngại kinh tế Mỹ - Trung và đàm phán hạt nhân bất ổn
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu giảm vì lo ngại kinh tế Mỹ - Trung và đàm phán hạt nhân bất ổn

Giá dầu giảm do Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ và dữ liệu sản xuất, tiêu dùng yếu từ Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu năng lượng toàn cầu. Phát biểu cứng rắn của giới chức Mỹ về thuế và đàm phán hạt nhân với Iran càng làm thị trường thêm bất ổn, dù đà giảm phần nào được kìm hãm bởi kỳ vọng về tiến triển ngoại giao.
Đồng USD giảm giá do các mối đe dọa thuế quan mới; RBA quyết định về lãi suất | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD giảm giá do các mối đe dọa thuế quan mới; RBA quyết định về lãi suất | Investing.com

USD giảm giá do Moody’s hạ bậc tín nhiệm, bình luận về thuế quan của Bessent. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm, vàng phục hồi. Ông Uchida từ BoJ ủng hộ tăng lãi suất thêm nếu nền kinh tế phục hồi. RBA sẽ cắt giảm 25bps, trọng tâm chuyển sang định hướng chính sách tương lai
chứng khoán châu Âu giảm vì lo ngại tài khóa Mỹ và dữ liệu yếu từ Trung Quốc
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

chứng khoán châu Âu giảm vì lo ngại tài khóa Mỹ và dữ liệu yếu từ Trung Quốc

Chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm điểm sau năm tuần tăng liên tiếp, do Moody's hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ và dữ liệu kinh tế đáng thất vọng từ Trung Quốc. Tình trạng bất ổn tài khóa của Mỹ, cùng với diễn biến chính trị và lo ngại về tăng trưởng toàn cầu, đã khiến nhà đầu tư quay lại với tâm lý thận trọng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ