Chứng khoán Mỹ giảm tháng thứ ba liên tiếp trước áp lực lợi suất

Chứng khoán Mỹ giảm tháng thứ ba liên tiếp trước áp lực lợi suất

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

08:14 01/11/2023

Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ Ba, nhưng vẫn kết thúc một tháng buồn trước áp lực lợi suất.

Chỉ số S&P 500 tăng 0.65% lên 4,193.80, trong khi Nasdaq Composite tăng 0.48% lên 12,851.24. Chỉ số Dow Jones tăng 0.38%, lên 33,052.87.

Bất động sản và tài chính là các nhóm ngành dẫn đầu thị trường, tăng lần lượt 2% và 1.1%. Tuy nhiên, một số cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn lại trượt dốc. Cổ phiếu của Alphabet và Meta Platforms đều giảm. Nvidia giảm gần 1%.

Mùa báo cáo tài chính quý III cũng tiếp tục. Caterpillar giảm hơn 6% sau khi nhà sản xuất thiết bị xây dựng cho biết doanh thu quý IV của họ sẽ chỉ cao hơn “một chút” so với cùng kỳ năm trước. JetBlue giảm hơn 10% sau khi kết quả quý III không đạt kỳ vọng.

Chứng khoán đã tháng giảm thứ 3 liên tiếp. Chỉ số Dow Jones và S&P 500 lần lượt giảm 1.4% và 2.2%, đánh dấu 3 tháng giảm liên tiếp đầu tiên của hai chỉ số kể từ tháng 3/2020. Chỉ số Nasdaq giảm 2.8% trong tháng 10, cũng là tháng giảm thứ ba liên tiếp.

Thị trường giảm điểm trong tháng 10 trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm lần đầu tiên vượt mức 5% kể từ năm 2007. Những người tham gia thị trường cho rằng đà tăng này đến từ một số yếu tố, bao gồm lo ngại Fed sẽ giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.

Fed sẽ công bố quyết định lãi suất tiếp theo vào 1h sáng thứ Năm. Theo CME FedWatch, thị trường định giá hơn 99% khả năng ngân hàng trung ương sẽ giữ lãi suất ở mức hiện tại.

Theo Ross Mayfield, nhà phân tích chiến lược đầu tư tại Baird, “nếu Fed tuyên bố rằng họ có thể đã hoàn thành công việc trong năm nay, đồng thời đưa ra những gợi ý đang cảm thấy ôn hòa hơn, đó có thể là một điều thực sự hữu ích. Nhưng tôi thực sự nghĩ rằng ta cần lợi suất hạ nhiệt để cổ phiếu tăng bền vững hơn.”

Về mặt lịch sử, tháng 11 là một tháng mạnh mẽ đối với thị trường và các nhà giao dịch đang hy vọng những cơn gió thuận theo mùa sẽ hỗ trợ cho đợt tăng giá cuối năm. Tuy nhiên, họ kỳ vọng lợi suất trái phiếu sẽ đạt mức cao nhất trước khi họ thấy thị trường chứng khoán có phần nhẹ nhõm.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tin tức Chỉ số DAX: Dự báo phụ thuộc vào Thỏa thuận Mỹ–EU, dữ liệu kinh tế Đức và tuyên bố từ Fed

Tin tức Chỉ số DAX: Dự báo phụ thuộc vào Thỏa thuận Mỹ–EU, dữ liệu kinh tế Đức và tuyên bố từ Fed

Chỉ số DAX giảm 0.61% trong bối cảnh lo ngại về thương mại EU–Mỹ leo thang trước thời hạn áp thuế ngày 1/8 mà Tổng thống Trump đặt ra với hàng hóa xuất khẩu từ Đức. Đơn đặt hàng nhà máy của Đức giảm mạnh 1.4% trong tháng 5, với đơn hàng trong nước giảm tới 7.8%, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng kinh tế. Các mức thuế Ngày Giải phóng mà Trump đe dọa có thể tăng tới 50%, đe dọa sự ổn định của DAX và niềm tin của nhà đầu tư.
Tin tức Chỉ số Hang Seng: Tâm lý thị trường chịu áp lực bởi lo ngại thuế quan và đà giảm của nhóm cổ phiếu công nghệ

Tin tức Chỉ số Hang Seng: Tâm lý thị trường chịu áp lực bởi lo ngại thuế quan và đà giảm của nhóm cổ phiếu công nghệ

Hang Seng giảm 0.37% do tâm lý thị trường yếu đi trước nguy cơ gia tăng thuế quan và hợp đồng tương lai Mỹ suy yếu. Các ông lớn công nghệ như Alibaba, Baidu và JD.com dẫn đầu đà giảm khi chi phí vay cao và căng thẳng thương mại làm lu mờ triển vọng tăng trưởng. Hạn chót thuế quan 1/8 do ông Trump đặt ra khiến thị trường lo lắng, đặc biệt sau khi ông cảnh báo sẽ trừng phạt các doanh nghiệp liên kết với chính sách của BRICS.
Tin tức Chỉ số DAX: Dự báo hướng tới 24,500 nhờ hy vọng về thỏa thuận thương mại và bình luận từ Fed

Tin tức Chỉ số DAX: Dự báo hướng tới 24,500 nhờ hy vọng về thỏa thuận thương mại và bình luận từ Fed

DAX tăng 0.61% vào ngày 3 tháng 7 khi Báo cáo việc làm của Hoa Kỳ vượt dự báo, làm dịu nỗi lo suy thoái và nâng cao tâm lý rủi ro. Hy vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Hoa Kỳ và EU đã hỗ trợ cho mức tăng của DAX, khi các cuộc đàm phán nhằm cắt giảm 50% thuế đối với thép của EU và 25% thuế đối với ô tô. Dự báo đơn đặt hàng nhà máy của Đức sẽ giảm 0.1% vào tháng 5; tin tức thương mại có thể làm lu mờ dữ liệu yếu trong phiên giao dịch đầu ngày.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Đà giảm kéo dài do dữ liệu NFP tích cực kèm theo lo ngại áp lực biên lợi nhuận

Tin tức chỉ số Hang Seng: Đà giảm kéo dài do dữ liệu NFP tích cực kèm theo lo ngại áp lực biên lợi nhuận

Chỉ số Hang Seng giảm 1.24% vào ngày 4 tháng 7 khi dữ liệu việc làm mạnh mẽ của Hoa Kỳ làm tiêu tan hy vọng về đợt cắt giảm lãi suất của Fed vào tháng 7 hoặc tháng 9. Cổ phiếu công nghệ và xe điện lao dốc vì lo ngại về biên lợi nhuận bị thu hẹp; Alibaba giảm 2.54%, JD.com giảm 1.44%, BYD giảm 1.22%. Thỏa thuận thương mại Hoa Kỳ-Việt Nam gây thêm áp lực cho các nhà xuất khẩu của Trung Quốc với mức thuế mới đối với hàng hóa trực tiếp và trung chuyển.
Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng tích cực trước biên bản ECB và báo cáo việc làm Mỹ

Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng tích cực trước biên bản ECB và báo cáo việc làm Mỹ

DAX hướng đến mức 24,000 khi thỏa thuận Mỹ-Việt thúc đẩy tâm lý và các nhà giao dịch chú ý đến tiến triển trong thương mại Mỹ-EU. Dữ liệu của ADP cho thấy số việc làm tại Hoa Kỳ giảm 33 nghìn, đẩy tỷ lệ cược cắt giảm lãi suất của Fed lên 96% trong tháng 9. Biên bản cuộc họp của ECB và dữ liệu thị trường lao động Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng đến triển vọng và kỳ vọng cắt giảm lãi suất ngày hôm nay.
Tin tức Chỉ số Hang Seng: PMI Trung Quốc yếu kéo theo tâm lý thị trường và cổ phiếu công nghệ

Tin tức Chỉ số Hang Seng: PMI Trung Quốc yếu kéo theo tâm lý thị trường và cổ phiếu công nghệ

Chỉ số Hang Seng giảm 1.08% khi PMI Trung Quốc yếu và cổ phiếu công nghệ giảm ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và khẩu vị rủi ro. PMI dịch vụ Caixin của Trung Quốc giảm xuống 50.6, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng và thúc đẩy kỳ vọng kích thích. Phân tích kỹ thuật cho thấy Hang Seng lơ lửng trên EMA 50 ngày, với các mức quan trọng cần theo dõi là 23v500 và 24,533.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ