Chủ tịch Fed khẳng định nền kinh tế sẽ rất khó lâm vào kịch bản lạm phát như những năm 1970

Chủ tịch Fed khẳng định nền kinh tế sẽ rất khó lâm vào kịch bản lạm phát như những năm 1970

08:39 23/06/2021

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell hôm thứ Ba thừa nhận rằng áp lực lạm phát đã tăng cao và dai dẳng hơn những gì ông dự đoán; song, nó vẫn chưa thể so sánh với một số giai đoạn tồi tệ nhất mà Hoa Kỳ từng chứng kiến ​​trong lịch sử.

Chủ tịch Fed - Jerome Powell
Chủ tịch Fed - Jerome Powell

Dưới sự chất vấn từ một ủy ban đặc biệt của Hạ viện, lãnh đạo ngân hàng trung ương tiếp tục cho rằng phần lớn mức tăng lạm phát gần đây đến từ các yếu tố do các nền kinh tế tái mở cửa. 

Trong số đó, Powell trích dẫn giá vé máy bay, giá khách sạn, gỗ xẻ cùng với nhu cầu tiêu dùng nói chung tăng cao đã thúc đẩy nền kinh tế mà một năm trước phải đối mặt với những khó khăn do lệnh hạn chế trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19.

Các yếu tố đó, theo ông, sẽ “tự giải quyết” trong những tháng tới.

Ông trình bày trước Tiểu ban Hạ viện về Khủng hoảng vi-rút Covid-19: “Các ngành nêu trên không đại diện cho nền kinh tế đang gặp khó khăn hay những yếu tố khiến lạm phát tăng cao". Bản điều trần của ông Powell đã thể hiện một cập nhật kinh tế và bao gồm các công cụ hỗ trợ liên quan đến đại dịch mà Quốc hội đã cung cấp cho Fed trong cuộc khủng hoảng.

“Tôi cho rằng những tác động này lớn hơn những gì chúng ta kỳ vọng và chúng có thể tồn tại dai dẳng hơn mong đợi” ông nói thêm. “Tuy nhiên, những dữ liệu sắp tợi lại nhất quán với quan điểm cho rằng các yếu tố thúc đẩy giá cả sẽ suy yếu theo thời gian và lạm phát sau đó sẽ giảm dần dưới mức mục tiêu. Chúng tôi sẽ theo dõi điều đó một cách cẩn thận.”

Lạm phát toàn phần đã tăng 5% so với năm ngoái vào tháng 5 - mức cao nhất trong gần 13 năm trong bối cảnh giá ô tô đã qua sử dụng tăng vọt và một loạt mặt hàng khác có nhu cầu tăng cao do các hạn chế được nới lỏng.

Bản cập nhật mới nhất về thước đo lạm phát ưa thích của Fed, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi được công bố vào thứ Sáu. Chỉ số Dow Jones ước tính tháng 5 tăng 3.4% so với cùng kỳ năm trước - cao hơn mức 3.1% trong tháng 4. Nếu ước tính đó là chính xác, đây sẽ là dữ liệu cao nhất kể từ tháng 4 năm 1992.

Lời hứa hẹn về bình ổn giá cả

Các thành viên đảng Cộng hòa của Ủy ban liên tục chất vấn Powell về việc liệu nền kinh tế có hướng tới siêu lạm phát như những năm 1970 và đầu những năm 80, khi lạm phát đạt đỉnh trên 10% hay không.

Powell cho biết một kịch bản như vậy là "rất, rất khó xảy ra."

Ông cho biết: “Những gì chúng ta đang thấy bây giờ là lạm phát trong giá cả hàng hóa và dịch vụ cụ thể - những lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp do đại dịch mà chưa ai trong chúng ta từng trải qua”.

Powell nói thêm rằng tình hình hiện tại là do “nhu cầu lao động, hàng hóa và dịch vụ đang hồi phục cực kỳ mạnh” kết hợp với nguồn cung đang gặp vấn đề. Ông cam kết rằng Fed sẽ thận trọng với vai trò của mình.

Ông cho biết “Ngân hàng trung ương cam kết bình ổn giá cả sau khi xác định ổn định giá là gì và sẵn sàng sử dụng các công cụ của mình để giữ mức lạm phát mục tiêu 2%". “Tất cả những điều trên khiến tôi cảm thấy khá giống với bức tranh kinh tế những năm 1970s.... và tôi không mong đợi điều như vậy xảy ra”.

Tuy nhiê, các đảng viên Cộng hòa trong ban hội thẩm đã bác bỏ câu chuyện lạm phát và phần lớn đổ lỗi cho các chính sách kinh tế của chính quyền Biden đã dẫn đến áp lực giá cả và khả năng Fed có thể phải tăng lãi suất.

“Nếu chỉ nhìn vào hai nhiệm vụ của Cục Dự trữ Liên bang, toàn dụng lao động và ổn định giá cả, bạn sẽ nhận ra hiện chúng ta vẫn chưa đạt được mục tiêu này và đó là do các quyết định chính sách, các quyết định chính sách chủ yếu do chính quyền Biden” Đại diện Steve Scalise cho biết. 

Nhưng Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Carolyn B. Maloney ở New York cho biết bà lo lắng hơn về việc Fed phản ứng vội vàng trước áp lực lạm phát mà bà đồng ý sẽ không kéo dài. Bà Maxine Waters cũng cho biết bà không quá lo lắng về lạm phát.

“Tôi chưa bao giờ thực sự lo lắng về lạm phát, nhưng tôi vẫn muốn theo dõi nó và muốn Fed cập nhật về những gì đang xảy ra trong nền kinh tế ” bà Waters nói với Powell.

CNBC

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang dưới thời Tổng thống Donald Trump, các ông lớn Phố Wall như Goldman Sachs và BlackRock đồng loạt phát đi tín hiệu cảnh báo về triển vọng ảm đạm của thị trường chứng khoán. Goldman nâng xác suất suy thoái kinh tế Mỹ lên 45% và lo ngại thị trường đang bước vào giai đoạn giảm điểm kéo dài theo chu kỳ, trong khi BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ và chuyển hướng sang tài sản trú ẩn. Những dấu hiệu căng thẳng trên thị trường tài chính toàn cầu đang ngày một rõ nét.
Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất

Xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị bóp nghẹt bởi các mức thuế quan của Donald Trump, bất kể Tổng thống Mỹ có áp thêm mức thuế 50% như ông đe dọa hôm thứ Hai hay không. Vấn đề đối với Bắc Kinh là người tiêu dùng trong nước sẽ cần được chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nữa để hấp thụ phần công suất dư thừa đó.
Châu Âu chuẩn bị huy động 7 tỷ euro trái phiếu giữa cơn bão thuế quan
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Châu Âu chuẩn bị huy động 7 tỷ euro trái phiếu giữa cơn bão thuế quan

Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách huy động 7 tỷ euro (tương đương 7.7 tỷ USD) trên thị trường trái phiếu sơ cấp vào thứ Ba, thông qua việc mở lại hai mã trái phiếu hiện có, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang xử lý những xáo trộn do các biện pháp thuế quan mới của Mỹ gây ra.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới

Các nhà giao dịch đang nhanh chóng điều chỉnh dự báo về việc Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nới lỏng chính sách khi căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ gia tăng. Chỉ số đo lường kỳ vọng của thị trường đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 5 năm qua và đang tiến gần đến mức thấp nhất kể từ năm 2008.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc và lợi suất TPCP sụt giảm xuống gần mức thấp kỷ lục khi giới đầu tư chuẩn bị đối mặt với hậu quả từ cuộc xung đột thương mại ngày càng trầm trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ