Chi phí sở hữu nhà ở Mỹ đã tăng 26% trong 4 năm kể từ khi đại dịch bắt đầu

Chi phí sở hữu nhà ở Mỹ đã tăng 26% trong 4 năm kể từ khi đại dịch bắt đầu

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

14:16 10/06/2024

Chi phí khi sở hữu một ngôi nhà ở Mỹ đã tăng 26% kể từ năm 2020 do các chi phí bao gồm thuế, bảo hiểm và các tiện ích đều tăng vọt trong thời kỳ lạm phát cao trên toàn nền kinh tế.

Trang web tài chính cá nhân Bankrate cho biết trong tháng 3 rằng chi phí trung bình hàng năm để sở hữu và duy trì một ngôi nhà dành cho một gi a đình thông thường, không bao gồm các khoản thanh toán thế chấp, có thể lên tới 18,118 USD. Con số này cho thấy chi phí theo tháng đã tăng lên 1,510 USD so với bốn năm trước - thời điểm bắt đầu giãn cách do Covid-19.

Ông Jeff Ostrowski, một nhà phân tích tại Bankrate cho biết: “Việc biết được chi phí để duy trì một ngôi nhà là bao nhiêu khiến chúng ta mở mang tầm mắt. Cho đến khi bạn sở hữu một ngôi nhà, bạn sẽ không biết mình sẽ ném bao nhiêu tiền vào ngôi nhà đó mỗi tháng và mỗi năm.”

Trong phân tích của mình, Bankrate đã tính đến thuế bất động sản, bảo hiểm nhà, chi phí năng lượng, hóa đơn internet và truyền hình cáp, và 2% giá bán để bảo trì - những khoản chi phí mà nhiều người mua thường đánh giá thấp.


Chi phí sở hữu nhà tăng cao ở khắp nước Mỹ

Bankrate cho biết việc bảo trì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí sở hữu nhà, do đó, các bang nơi giá mua tăng đáng kể trong giai đoạn đại dịch đã ghi nhận ​​​​chi phí bảo trì tăng vọt. Thuế tài sản là phần chi phí lớn thứ hai, đặc biệt là ở các bang có thuế cao như New Jersey và Connecticut. Ở những nơi khác, chi phí năng lượng đứng thứ hai.

Lạm phát trong 4 năm qua đã giáng đòn nặng nề nhất vào các chủ sở hữu nhà ở Utah khi chi phí tăng 44%. Tiếp theo là Idaho với 39%, và Hawaii với 38%. Alaska và Texas có mức tăng nhỏ nhất 14%. Số liệu trong năm rất khác nhau ở các bang, từ 11,559 USD ở Kentucky đến 29,015 USD ở Hawaii.

Những bang với chi phí duy trì nhà cao nhất

Ông Ostrowski cho biết tổng chi phí trong một số trường hợp có thể bị phóng đại, đặc biệt đối với chủ sở hữu của những ngôi nhà mới xây không cần sửa chữa, nhưng số liệu này vẫn khá hữu ích đối với người mua nhà.

Ông nói: “Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và một tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao sẽ có lợi cho người mua nhà trong tình hình hiện nay”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế

Châu Á đang gánh chịu phần lớn tác động từ đợt áp thuế mới của Mỹ, điều này được dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực thông qua việc làm suy yếu hoạt động đầu tư kinh doanh và niềm tin thị trường – từ đó tạo áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đẩy mạnh cắt giảm lãi suất.
Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh

Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.
Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề

Tổng thống Donald Trump vừa 'tung đòn' phản bác vào hệ thống thương mại toàn cầu mà ông từ lâu cho là bất công—một loạt thuế quan đánh thẳng vào các đối tác thương mại của Mỹ trên khắp thế giới, đẩy châu Á và châu Âu vào thế khó hơn bao giờ hết.
RBA tăng lãi suất OMO nhằm nâng cao thanh khoản hệ thống
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

RBA tăng lãi suất OMO nhằm nâng cao thanh khoản hệ thống

Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) sẽ tăng lãi suất các hoạt động trên thị trường mở và bổ sung lượng hợp đồng repo kỳ hạn 7 ngày trong các phiên đấu giá hàng tuần. Đây là một phần trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống “dự trữ dồi dào” nhằm quản lý thanh khoản hiệu quả hơn, một quan chức cấp cao cho biết hôm thứ Tư.
Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa

Trung Quốc đang đối mặt với số lượng tranh chấp thương mại kỷ lục tại WTO khi xuất khẩu dư thừa tràn ngập thị trường toàn cầu, gây phản ứng mạnh từ các đối tác thương mại. Với thặng dư thương mại gần 1 nghìn tỷ USD trong năm 2024, Bắc Kinh tiếp tục dựa vào xuất khẩu để bù đắp nhu cầu trong nước suy yếu. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm gia tăng áp lực thuế quan từ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump mà còn khiến nhiều nước, bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi, đẩy mạnh điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ