Chỉ báo Buffett gần đạt đỉnh mọi thời đại - Nhà đầu tư cần lưu ý gì?

Chỉ báo Buffett gần đạt đỉnh mọi thời đại - Nhà đầu tư cần lưu ý gì?

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

08:25 09/07/2024

Chỉ báo Buffett bắt nguồn từ năm 2001 khi huyền thoại Oracle của Omaha tuyên bố rằng tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán trên GDP là cách tốt nhất để xác định xem thị trường đang được định giá quá cao hay bị định giá thấp.

Cách hoạt động như sau: chỉ báo này lấy tổng vốn hóa thị trường của tất cả các cổ phiếu niêm yết của Mỹ và chia cho số liệu GDP trong quý mới nhất.

  • Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 0.7 thì thị trường được coi là bị định giá thấp.
  • Nếu tỷ lệ này nằm trong khoảng từ 0.9 đến 1.0 thì thị trường được coi là định giá hợp lý.
  • Nếu tỷ lệ này vượt quá 1.2, thị trường được coi là định giá quá cao.

Hiện tại, chỉ báo này đang tiến gần đến mức đỉnh mọi thời đại.

Chỉ báo Buffett tiến gần đến mức đỉnh mọi thời đại

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì tỷ lệ P/E trung bình của S&P 500 cũng cho thấy thị trường đang được định giá cao.

Dù dự báo thu nhập của các công ty đã rất cao nhưng vẫn có khả năng thấp hơn thu nhập thực tế. Do đó, thị trường vẫn bullish mặc dù được định giá cao.

Tính mùa vụ hỗ trợ đà leo dốc của S&P 500 trong thời điểm hiện tại

Trong năm 2024, S&P 500 tăng 14.5% trong nửa đầu năm, đánh dấu khởi đầu tốt thứ 15 trong 96 năm qua. Tuy nhiên, nếu không có NVIDIA, mức tăng sẽ là 11% và nếu không có Magnificent 7, mức tăng thậm chí còn thấp hơn ở mức 6%.

Hiện tại, 10 cổ phiếu hàng đầu trong S&P 500 chiếm 77% tổng mức tăng của chỉ số, tỷ lệ lớn thứ hai trong lịch sử, chỉ sau năm 2007.

Về lâu dài, xu hướng bullish có vẻ sẽ kéo dài - đặc biệt khi so sánh với các thị trường chứng khoán khác. Thị trường chứng khoán Mỹ đã đạt được mức lợi nhuận 502% chỉ sau hơn 16 năm. Con số này cao hơn đáng kể so với mức lợi nhuận 104% của thị trường chứng khoán toàn cầu và mức lợi nhuận 65% của các thị trường mới nổi. Chưa bao giờ thị trường Bắc Mỹ lại thể hiện sức mạnh như vậy trong khoảng thời gian 15-16 năm so với những thị trường khác.

Với ảnh hưởng mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ đối với thị trường chứng khoán Mỹ, việc so sánh với các giai đoạn như bong bóng dot-com là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, những tình huống này không hoàn toàn giống nhau. Mặc dù S&P 500 đã tăng 85% trong 5 năm qua nhưng đây vẫn là mức khiêm tốn so với mức tăng 220% trong 5 năm bong bóng Internet.

Tính mùa vụ vẫn hỗ trợ đà leo dốc của S&P 500. Trong 96 năm qua, S&P 500 đã tăng ít nhất 10% trong sáu tháng đầu tiên chỉ 29 lần, thường kết thúc những năm đó với lợi nhuận trung bình là 24%.

Dưới đây là những cổ phiếu mà các quỹ phòng hộ nắm giữ nhiều nhất trong danh mục đầu tư của họ sau quý đầu tiên. Mặc dù không có bất ngờ lớn nào nhưng một số người có thể nhận thấy sự vắng mặt của một số cổ phiếu nhất định: Tesla (NASDAQ:TSLA).

  • Microsoft (NASDAQ:MSFT)
  • Amazon (NASDAQ:AMZN)
  • Alphabet (NASDAQ:GOOGL)
  • Apple (NASDAQ:AAPL)
  • Meta (NASDAQ:META)
  • Nvidia
  • Visa (NYSE:V)
  • JP Morgan (NYSE:JPM)
  • Berkshire Hathaway (NYSE:BRKa)
  • Mastercard (NYSE:MA)
  • UnitedHealth (NYSE:UNH)
  • Johnson & Johnson (NYSE:JNJ)
  • ExxonMobil (NYSE:XOM)
  • Eli Lilly and Company (NYSE:LLY)

Xếp hạng sàn giao dịch chứng khoán năm nay:

  • Nikkei Japanese 22.26%.
  • Nasdaq 22.14%
  • S&P 500 16,47%
  • FTSE MIB Italian 11.98%
  • Dax German 10.29%
  • Euro Stoxx 50 10,13%
  • Ibex 35 Spanish 9.12%
  • FTSE 100 British 6.09%
  • Hang Seng Chinese 4.41%
  • Dow Jones 4,26%
  • Cac French 1.76%

Investing.com

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tin tức Chỉ số DAX: Dự báo hướng tới 24,500 nhờ hy vọng về thỏa thuận thương mại và bình luận từ Fed

Tin tức Chỉ số DAX: Dự báo hướng tới 24,500 nhờ hy vọng về thỏa thuận thương mại và bình luận từ Fed

DAX tăng 0.61% vào ngày 3 tháng 7 khi Báo cáo việc làm của Hoa Kỳ vượt dự báo, làm dịu nỗi lo suy thoái và nâng cao tâm lý rủi ro. Hy vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Hoa Kỳ và EU đã hỗ trợ cho mức tăng của DAX, khi các cuộc đàm phán nhằm cắt giảm 50% thuế đối với thép của EU và 25% thuế đối với ô tô. Dự báo đơn đặt hàng nhà máy của Đức sẽ giảm 0.1% vào tháng 5; tin tức thương mại có thể làm lu mờ dữ liệu yếu trong phiên giao dịch đầu ngày.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Đà giảm kéo dài do dữ liệu NFP tích cực kèm theo lo ngại áp lực biên lợi nhuận

Tin tức chỉ số Hang Seng: Đà giảm kéo dài do dữ liệu NFP tích cực kèm theo lo ngại áp lực biên lợi nhuận

Chỉ số Hang Seng giảm 1.24% vào ngày 4 tháng 7 khi dữ liệu việc làm mạnh mẽ của Hoa Kỳ làm tiêu tan hy vọng về đợt cắt giảm lãi suất của Fed vào tháng 7 hoặc tháng 9. Cổ phiếu công nghệ và xe điện lao dốc vì lo ngại về biên lợi nhuận bị thu hẹp; Alibaba giảm 2.54%, JD.com giảm 1.44%, BYD giảm 1.22%. Thỏa thuận thương mại Hoa Kỳ-Việt Nam gây thêm áp lực cho các nhà xuất khẩu của Trung Quốc với mức thuế mới đối với hàng hóa trực tiếp và trung chuyển.
Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng tích cực trước biên bản ECB và báo cáo việc làm Mỹ

Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng tích cực trước biên bản ECB và báo cáo việc làm Mỹ

DAX hướng đến mức 24,000 khi thỏa thuận Mỹ-Việt thúc đẩy tâm lý và các nhà giao dịch chú ý đến tiến triển trong thương mại Mỹ-EU. Dữ liệu của ADP cho thấy số việc làm tại Hoa Kỳ giảm 33 nghìn, đẩy tỷ lệ cược cắt giảm lãi suất của Fed lên 96% trong tháng 9. Biên bản cuộc họp của ECB và dữ liệu thị trường lao động Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng đến triển vọng và kỳ vọng cắt giảm lãi suất ngày hôm nay.
Tin tức Chỉ số Hang Seng: PMI Trung Quốc yếu kéo theo tâm lý thị trường và cổ phiếu công nghệ

Tin tức Chỉ số Hang Seng: PMI Trung Quốc yếu kéo theo tâm lý thị trường và cổ phiếu công nghệ

Chỉ số Hang Seng giảm 1.08% khi PMI Trung Quốc yếu và cổ phiếu công nghệ giảm ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và khẩu vị rủi ro. PMI dịch vụ Caixin của Trung Quốc giảm xuống 50.6, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng và thúc đẩy kỳ vọng kích thích. Phân tích kỹ thuật cho thấy Hang Seng lơ lửng trên EMA 50 ngày, với các mức quan trọng cần theo dõi là 23v500 và 24,533.
Tin tức Chỉ số DAX: HĐTL báo hiệu đà tăng khi đàm phán thương mại Mỹ - EU có tiến triển

Tin tức Chỉ số DAX: HĐTL báo hiệu đà tăng khi đàm phán thương mại Mỹ - EU có tiến triển

DAX giảm khi căng thẳng thương mại Mỹ-EU và các mối đe dọa về thuế quan đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư. Thuế quan 10% tiềm tàng của Hoa Kỳ và đồng euro mạnh hơn có nguy cơ làm xói mòn nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Đức, gây áp lực lên các cổ phiếu niêm yết trên DAX. Hợp đồng tương lai DAX phục hồi mặc dù vẫn ở mức thấp, với các chất xúc tác chính bao gồm dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ và bình luận của ECB đang được chú ý.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ