CEO JPMorgan: Mỹ có khả năng rơi vào suy thoái trong 6 đến 9 tháng tới

CEO JPMorgan: Mỹ có khả năng rơi vào suy thoái trong 6 đến 9 tháng tới

10:15 11/10/2022

Giám đốc điều hành của JPMorgan Chase, Jamie Dimon hôm thứ Hai cảnh báo rằng vấn đề kinh tế “rất, rất nghiêm trọng” có thể đẩy nền kinh tế Mỹ và toàn cầu vào suy thoái vào giữa năm tới

Dimon, giám đốc điều hành của ngân hàng JPMorgan Chase, cho biết nền kinh tế Mỹ hiện tại “thực sự tạm ổn định” và người tiêu dùng có thể ở trong tình trạng tốt hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

“Nhưng không thể nói về nền kinh tế mà không nói về những vấn đề trong tương lai - và đây là điều nghiêm trọng,” Dimon nói vào thứ Hai tại hội nghị JPM Techstars ở London.

Trong số các chỉ số cho thấy nguy cơ suy thoái, Dimon chỉ ra ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất tăng cao hơn dự kiến, tác động tiềm tàng của việc thắt chặt định lượng và cuộc chiến Nga - Ukraine.

“Đây là những điều rất, rất nghiêm trọng mà tôi nghĩ có khả năng sẽ đẩy Mỹ và các nền kinh tế trên thế giới - theo tôi thì Châu Âu đã suy thoái - vào một cuộc suy thoái từ 6 đến 9 tháng kể từ bây giờ,” Dimon nói.

Bình luận của ông được đưa ra vào thời điểm ngày càng nhiều lo ngại về viễn cảnh suy thoái kinh tế khi Fed và các ngân hàng trung ương lớn khác tăng lãi suất để chống lại lạm phát đang tăng vọt.

Phát biểu vào tháng trước, Chủ tịch Fed bang Chicago Charles Evans cho biết ông cảm thấy e ngại về việc Fed đi quá xa, quá nhanh trong nỗ lực giải quyết lạm phát cao.

Fed đã tăng lãi suất lên 75 điểm cơ bản vào tháng trước, lần tăng thứ ba liên tiếp với quy mô đó. Các quan chức Fed cũng cho biết họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất cao hơn phạm vi hiện tại là 3% đến 3.25%.

Dimon nói rằng trong khi Fed “chờ đợi quá lâu và hành động quá ít” khi lạm phát tăng lên mức cao nhất trong bốn thập kỷ, thì ngân hàng trung ương hiện “rõ ràng đang bắt kịp”.

"Quá khó để đoán, hãy chuẩn bị"

Dimon cho biết ông không thể chắc chắn cuộc suy thoái ở Mỹ có thể kéo dài bao lâu, đồng thời nói thêm rằng những người tham gia thị trường nên đánh giá một loạt các viễn cảnh có thể xảy ra.

“Suy thoái có thể đi từ rất nông đến khá sâu và phụ thuộc nhiều vào biến động thị trường. Vì vậy, tôi nghĩ điều này khó để đoán, hãy chuẩn bị tinh thần.”

Dimon cho biết điều mà ông có thể chắc chắn là thị trường đầy biến động. Ông cũng cảnh báo rằng điều này có thể trùng hợp với các điều kiện tài chính bất ổn.

Khi được hỏi về quan điểm của mình về triển vọng của S&P 500, Dimon cho biết chỉ số này vẫn có thể giảm 20% so với mức hiện tại, đồng thời nói thêm rằng "20% tiếp theo sẽ khó khăn hơn nhiều so với mức đầu tiên."

Phát biểu trước rất nhiều nhà phân tích và nhà đầu tư vào đầu tháng 6, Dimon cho biết ngân hàng đang chuẩn bị đối phó với “cơn bão” kinh tế do Fed và cuộc chiến Nga - Ukraine gây ra.

“JPMorgan đang chuẩn bị tinh thần và chúng tôi sẽ rất thận trọng với bảng cân đối kế toán của mình,” Dimon cho biết vào thời điểm đó. Ông khuyên các nhà đầu tư cũng nên làm như vậy.

Những người tham gia thị trường đang chú ý đến chỉ số lạm phát được công bố vào thứ Năm, được dự đoán ở mức cao, cũng như một loạt các báo cáo thu nhập của doanh nghiệp.

JPMorgan dự kiến sẽ công bố kết quả tài chính quý III vào thứ Sáu.

Cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm khoảng 33% tính đến thời điểm hiện tại.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Xung đột tại Myanmar gây gián đoạn nguồn cung đất hiếm, Trung Quốc cân bằng lợi ích kinh tế và địa chính trị

Xung đột tại Myanmar gây gián đoạn nguồn cung đất hiếm, Trung Quốc cân bằng lợi ích kinh tế và địa chính trị

Giao tranh giữa lực lượng phiến quân KIA và chính quyền quân sự Myanmar tại thị trấn chiến lược Bhamo đang làm gián đoạn đáng kể nguồn cung đất hiếm nặng toàn cầu – phần lớn được khai thác từ bang Kachin. Trung Quốc, nước chiếm ưu thế trong chế biến đất hiếm, đã gây sức ép lên KIA nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế xuyên biên giới, đồng thời kêu gọi ổn định tình hình. Diễn biến này làm nổi bật vai trò địa chính trị của khoáng sản chiến lược trong bối cảnh căng thẳng nội chiến Myanmar kéo dài.
Đồng yên giảm mạnh khi Trump áp thuế mới, thị trường tiền tệ chao đảo vì bất ổn thương mại

Đồng yên giảm mạnh khi Trump áp thuế mới, thị trường tiền tệ chao đảo vì bất ổn thương mại

Đồng yên Nhật và won Hàn Quốc giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump công bố mức thuế 25% đối với hàng hóa từ hai quốc gia này, bắt đầu từ ngày 1/8. Đồng đô la giữ vững đà tăng, trong khi thị trường ngoại hối toàn cầu biến động trước những lo ngại về bất ổn kinh tế do chính sách thuế quan khó đoán. Các đồng tiền khác như euro, bảng Anh và đô la Úc phục hồi nhẹ, khi giới đầu tư tiếp tục theo dõi diễn biến từ Mỹ và động thái của các ngân hàng trung ương.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ