Các ông lớn trên thị trường hàng hoá tiếp tục kỳ vọng dầu tăng giá

Các ông lớn trên thị trường hàng hoá tiếp tục kỳ vọng dầu tăng giá

Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

11:02 10/04/2024

Các nhà giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới ngày càng tích cực về thị trường dầu tăng giá trong nửa cuối năm sau khi giá đã vượt ngưỡng 90 USD/thùng lần đầu tiên sau nhiều tháng.

Tại cuộc họp mặt thường niên ở Geneva, một số nhân vật cấp cao nhất trong thị trường hàng hóa đã gặp mặt để đưa ra một triển vọng lạc quan về nhu cầu và giá cả vào cuối năm nay.

Xuất phát từ việc cắt giảm nguồn cung của OPEC+ giúp kiểm soát lượng tồn kho toàn cầu và đánh giá về nhu cầu đang cải thiện từng ngày, quan điểm của các nhà giao dịch hàng đầu đã thay đổi rõ rệt chỉ sau vài tuần. Dầu thô Brent hiện đang giao dịch gần mức cao nhất trong 5 tháng do các yếu tố cơ bản về cung cầu mạnh mẽ, kết hợp với rủi ro địa chính trị leo thang do cuộc chiến đang diễn ra ở Trung Đông.

Russell Hardy, giám đốc điều hành của Vitol Group, cho biết công ty của ông dự kiến nhu cầu tăng trưởng 1.9 triệu thùng/ngày trong năm nay - cao hơn 30% mức nhu cầu tiêu chuẩn ngành đưa ra bởi Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

Nếu đạt được thì mức này sẽ gần bằng với mức tăng trưởng năm 2023, khi ấy cao bất thường bởi thế giới phục hồi sau đại dịch Covid. Hai đối thủ Trafigura Group và Gunvor Group cũng bày tỏ sự lạc quan với nhu cầu dầu, trước sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu mạnh mẽ và dữ liệu tích cực gần đây.

Sebastian Barrack, người đứng đầu hàng hóa tại quỹ phòng hộ Citadel cho biết hôm thứ Hai tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về hàng hóa FT: “Thị trường dầu mỏ toàn cầu đang thắt chặt. OPEC đã thực sự giành lại quyền kiểm soát.”

Giá dầu tiếp tục tăng

Chỉ riêng trong ngày thứ Ba đã có một số dấu hiệu nhỏ lẻ về mức tiêu thụ mạnh mẽ.

Một nhà máy lọc dầu lớn mới của Trung Quốc đã nhận được hạn ngạch nhập khẩu khoảng 170,000 thùng/ngày, cho thấy nhu cầu dầu thô tiếp tục tăng đối với nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới.

Doanh số bán xăng ở Tây Ban Nha đã tăng gần 9% trong tháng 2, một dấu hiệu cho thấy ngay cả ở châu Âu - nơi nhiều thương nhân cảm thấy bi quan về mức tiêu thụ - vẫn có nhu cầu mạnh mẽ. Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ cũng điều chỉnh ước tính về nhu cầu toàn cầu cao hơn gần 500,000 thùng/ngày.

Mặt khác, có vài sự sụt giảm nguồn cung dầu đột ngột nằm ngoài giới hạn của OPEC+. Quyết định hạn chế một số mặt hàng xuất khẩu của Mexico đã thắt chặt thị trường đối với một số loại dầu thô khi các thương nhân phải đua nhau đi tìm lựa chọn thay thế.

Amrita Sen, đồng sáng lập và giám đốc nghiên cứu của công ty tư vấn Energy Aspects cho biết rằng động thái của Mexico là “một cú sốc đối với thị trường”.

Trọng tâm quay trở lại với OPEC+, khi họ sẽ quyết định vào tháng 6 xem có nên nới lỏng sản lượng dầu khi giá tăng. Hardy từ Vitol cho biết ông hy vọng rằng nếu dầu thô vượt quá 100 USD/thùng thì nhu cầu sẽ bắt đầu sụt giảm, cũng như động thái về nguồn cung từ phía sản xuất. Ông cho rằng: “80 USD - 100 USD là một biên độ hợp lý”.

Trong thời gian ngắn hạn, tâm lý trên khắp các sàn giao dịch dầu mỏ trên thế giới đã chuyển sang xu hướng lạc quan rõ rệt. Thứ Sáu là một trong những ngày giao dịch quyền chọn mua sôi động nhất khi giá dầu tăng cao. Đường cong kỳ hạn giá dầu đang phản ánh tình trạng thiếu hụt nguồn cung ngắn hạn.

Với nhu cầu tăng trong mùa hè tới, nhiều nhà giao dịch kỳ vọng giá dầu có thể tăng thêm trong những tháng tới.

Torbjorn Tornqvist, đồng sáng lập và chủ tịch của công ty kinh doanh hàng hóa Gunvor Group cho biết: “Mọi thứ đang thay đổi rất nhanh chóng. OPEC đang làm rất tốt và giữ lại lượng dầu vừa đủ để thắt chặt thị trường này. Nhưng đó là sản lượng dự trữ và có thể được tung ra bất cứ lúc nào.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+

Nhu cầu lưu trữ dầu thô tại Mỹ tăng mạnh lên mức tương đương thời kỳ đại dịch, khi giới giao dịch lo ngại về đợt tăng nguồn cung mới từ OPEC+. Giá dầu giảm sâu đã khuyến khích tích trữ, trong khi các yêu cầu lưu trữ kéo dài tới tận tháng 1 năm sau cho thấy tâm lý thị trường tiêu cực vẫn chiếm ưu thế.
Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang

Giá dầu giảm nhẹ sau khi tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ bất ngờ tăng, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu. Nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng giữa lúc Mỹ và Iran chuẩn bị bước vào vòng đàm phán hạt nhân mới, trong bối cảnh lo ngại Israel có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Triển vọng giá dầu vẫn chịu nhiều áp lực từ các yếu tố địa chính trị và cung-cầu.
Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ

Vàng một lần nữa nhận được sự hỗ trợ lớn từ các nhà đầu tư Trung Quốc, và nhu cầu từ đại lục đang giúp đẩy kim loại quý tiến gần hơn đến mức đỉnh lịch sử của tháng trước khi tất cả các cấp của hệ thống Trung Quốc dường như đang kỳ vọng vào kim loại quý này trong dài hạn.
Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông

HĐTL vàng kéo dài chuỗi tăng sang ngày thứ ba liên tiếp khi nhà đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông có khả năng leo thang. Hợp đồng tháng 6 năm 2025 giao dịch sôi động nhất tăng 34.50 USD, tương đương 1.05%, đóng cửa ở mức 3,319.10 USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ