Các ngân hàng hàng đầu Phố Wall: Kỷ nguyên giá dầu thấp sẽ kết thúc vĩnh viễn!

Các ngân hàng hàng đầu Phố Wall: Kỷ nguyên giá dầu thấp sẽ kết thúc vĩnh viễn!

17:58 25/10/2021

Các ngân hàng đều nâng dự báo dài hạn đối với giá dầu ở mức tăng khoảng 10 USD trở lên. Thay vì tăng nguồn cung, các doanh nghiệp đang phải hạn chế chi tiêu, dẫn đến tình trạng thiếu đầu tư vào các cơ sở sản xuất mới. Điều này sẽ khiến giá dầu tăng cao trong một thời gian dài.

Trong khi thời kỳ bùng nổ dầu đá phiến ở Mỹ mang lại cho cả thế giới một câu thần chú "giá càng thấp càng tốt", thị trường đang chú ý tới tình trạng biến đổi khí hậu và nhu cầu đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch đang giảm dần. Thay vì tăng nguồn cung, các doanh nghiệp đang phải hạn chế chi tiêu, dẫn đến tình trạng thiếu đầu tư vào các cơ sở sản xuất mới. Điều này sẽ khiến giá dầu tăng cao trong một thời gian dài.

Khái niệm về chênh lệch nguồn cung không phải là điều mới. Kể từ khi giá dầu giảm vào năm 2014, các nhà phân tích đã thảo luận về khả năng cầu vượt xa so với cung do thiếu đầu tư. Tuy nhiên, sự thay đổi của giá năng lượng do đại dịch Covid-19, cùng mối lo ngại về môi trường, lại cho thấy những gì xảy ra hiện tại nghiêm trọng hơn trước đây.

Số lượng giàn khoan dầu khí trên thế giới có thể đã hồi phục từ mức thấp khi giá dầu rơi xuống mức âm vào năm ngoái, nhưng vẫn giảm hơn 30% vào đầu năm 2020. Theo Baker Hughes Co., con số hiện tại thấp tương đương năm 2016 dù giá dầu thô đang ở gần mức cao nhất trong 7 năm.

Goldman Sachs dự đoán giá dầu sẽ tăng lên 85 USD trong năm 2023. Trong khi đó, Morgan Stanley đã nâng dự báo dài hạn thêm 10 USD lên 70 USD trong tuần này. BNP Paribas nhận thấy giá dầu thô sẽ gần 80 USD vào năm 2023. Các ngân hàng khác bao gồm RBC Capital Markets cũng thảo luận về triển vọng của dầu khi chu kỳ giá tăng bắt đầu diễn ra.

Những ước tính như vậy cho thấy dầu vẫn là một loại hàng hóa quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu và trở nên đắt đỏ hơn. Kỳ vọng đối với giá dầu cũng giúp vốn hóa của các công ty dầu mỏ lớn được củng cố như Royal Dutch Shell và BP.

Các ngân hàng hàng đầu Phố Wall: Kỷ nguyên giá dầu thấp sẽ kết thúc vĩnh viễn!  - Ảnh 1.

Biến động của hợp đồng tương lai dầu thô Brent trong ngày 23/10 và 1 năm trước.

Trong tuần trước, các ngân hàng lớn nhất nước Pháp cho biết họ sẽ hạn chế cấp vốn cho ngành dầu khí đá phiến từ đầu năm tới. Ecuador gần đây cũng tăng gấp đôi số lượng ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ bảo lãnh tín dụng khi các định chế tài chính hạn chế tiếp xúc với các doanh nghiệp sử dụng dầu thô khai thác từ Amazon.

Tuy nhiên, một số chuyên gia không đồng tình với việc giá dầu luôn ở mức cao. Citigroup cho biết trong một báo cáo phát hành tháng này rằng, giá dầu thô dưới 30 USD và trên 60 USD có vẻ là không bền vững trong dài hạn. Các nhà phân tích của ngân hàng lưu ý mức giá 50 USD được duy trì trong thời gian dài có thể giúp tăng nguồn cung thêm 7 triệu thùng/ngày. Theo nhóm phân tích, về trung hạn, giá dầu sẽ ở phạm vi 40-55 USD/thùng.

Tuy nhiên, một số khác lại nhận thấy sự thay đổi sắp diễn ra, đặc biệt là ở Mỹ. Một mặt, các công ty đá phiến niêm yết ở Mỹ vẫn bị hạn chế trong việc phát triển sản xuất. Hồi tháng 2, khi EOG Resources cho biết họ có kế hoạch tăng sản lượng, cổ phiếu của công ty giảm mạnh nhất trong S&P 500. Kể từ đó, các nhà sản xuất khác cũng ít đưa ra thông báo tương tự.

Cùng với đó, tác động của sự sụt giảm này đang trở nên hiện hữu hơn. Tháng 11, khu vực Permian Basin (Texas) là khu khai thác dầu duy nhất trên đất liền ở Mỹ ghi nhận tăng trưởng sản lượng hàng năm. Trong khi đó, sản lượng của toàn bộ doanh nghiệp khác cùng ngành đều đi ngang hoặc sụt giảm, theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.

Các ngân hàng hàng đầu Phố Wall: Kỷ nguyên giá dầu thấp sẽ kết thúc vĩnh viễn!  - Ảnh 2.

Giá dầu và ước tính giá trị vốn hoá của các tập đoàn dầu mỏ.

Ngoài ra, trong khi một số nhà sản xuất quan trọng của OPEC+ có đủ công suất dự phòng để khai thác trong năm tới, thì một số nước khác gồm Nigeria và Angola lại gặp khó khăn để tăng sản lượng.

Chưa dừng ở đó, ở bối cảnh thế giới chi tiêu ít hơn cho năng lượng hóa thạch, thì những băn khoăn sẽ hướng về phía nhu cầu - yếu tố sẽ không sớm đạt đỉnh. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết chi tiêu cho nhiên liệu hóa thạch sẽ thấp hơn mức cần thiết nếu nhu cầu hiện tại tiếp tục tăng, nhu cầu dầu sẽ bắt đầu giảm trong những năm 2030 với những chính sách hiện hành. Tuy nhiên, Morgan Stanley ước tính, nguồn cung có thể ngừng tăng vào năm 2025 và để lại sự chênh lệch lớn với cầu.

Martijn Rats - chiến lược gia dầu mỏ tại Morgan Stanley, nhận định: "Chúng ta đang chứng kiến mức đầu tư vào lĩnh vực khai thác dầu mỏ bằng 0, trong khi nhu cầu không đi theo hướng đó. Nhu cầu sẽ tăng lên mức 100 triệu thùng/ngày trong phần còn lại của những năm 2020. Nhưng về phía nguồn cung, sản lượng sẽ không thể đáp ứng với mức đầu tư hiện tại."

Link gốc tại đây.

Theo CafeF

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường tiền tệ thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ và thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam

Thị trường tiền tệ thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ và thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam

Đồng USD dao động trong bối cảnh giới đầu tư chờ báo cáo việc làm Mỹ tháng 6 và đánh giá tác động từ thỏa thuận thương mại với Việt Nam, diễn ra trước hạn chót thuế quan ngày 9/7. Đồng bảng Anh và euro biến động nhẹ, trong khi kỳ vọng về chính sách lãi suất của Fed tiếp tục điều chỉnh theo dữ liệu kinh tế mới nhất.
Quỹ phòng hộ khởi sắc trong tháng 6 giữa làn sóng tăng giá cổ phiếu và sự phân hóa chiến lược

Quỹ phòng hộ khởi sắc trong tháng 6 giữa làn sóng tăng giá cổ phiếu và sự phân hóa chiến lược

Lợi nhuận các quỹ phòng hộ tăng mạnh trong tháng 6 khi thị trường chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới, giúp nhiều chiến lược đầu tư truyền thống và đa dạng hóa ghi nhận kết quả tích cực. Tuy nhiên, các quỹ giao dịch theo hệ thống lần đầu sụt giảm sau 8 tháng, do thua lỗ từ cổ phiếu tiêu dùng không thiết yếu và áp lực từ các vị thế bán khống chật chội.
Đóng cửa phiên Mỹ: Thị trường “mừng rỡ” trước dữ liệu lao động yếu - Cắt giảm lãi suất đang đến gần?

Đóng cửa phiên Mỹ: Thị trường “mừng rỡ” trước dữ liệu lao động yếu - Cắt giảm lãi suất đang đến gần?

Tất cả sự chú ý giờ đây đổ dồn vào báo cáo việc làm phi nông nghiệp (NFP). Chỉ số S&P hôm nay lập đỉnh mới, phản ứng đúng với mô-típ quen thuộc: "tin xấu là tin tốt". Báo cáo việc làm tư nhân từ ADP yếu kém đến mức không thể chối cãi, kéo Chỉ số Bất ngờ Kinh tế Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. Nhưng thị trường dường như không hề nao núng—ngược lại, tâm lý kỳ vọng Fed sẽ sớm nới lỏng chính sách đã thúc đẩy đà tăng.
Phố Wall biến động: Cổ phiếu công nghệ suy yếu, nhà đầu tư thận trọng trước chính sách và dữ liệu kinh tế

Phố Wall biến động: Cổ phiếu công nghệ suy yếu, nhà đầu tư thận trọng trước chính sách và dữ liệu kinh tế

Nasdaq và S&P 500 giảm nhẹ do áp lực chốt lời ở nhóm cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn sau giai đoạn tăng mạnh, trong khi Dow Jones được hỗ trợ nhờ dòng tiền vào các lĩnh vực nhạy cảm với chu kỳ kinh tế. Tâm lý thị trường bị chi phối bởi những đánh giá trái chiều về hiệu ứng của gói thuế chi tiêu mới, căng thẳng chính trị và kỳ vọng chính sách lãi suất từ Fed. Giới đầu tư đang theo dõi sát báo cáo việc làm sắp tới để định hình triển vọng chính sách tiền tệ.
Dự luật gây tranh cãi của Trump: Gánh nặng mới cho nền kinh tế Mỹ

Dự luật gây tranh cãi của Trump: Gánh nặng mới cho nền kinh tế Mỹ

Các thị trường ở châu Á mở cửa với một mắt hướng về Tokyo và mắt còn lại nhìn về Washington, nơi dự luật được gọi là 'Dự luật Lớn, Đẹp' của Trump đã vượt qua Thượng viện—nhưng không tránh khỏi việc để lại một loạt vết thương và phản ứng trái chiều.
Lo ngại USD suy yếu, giới đầu tư nước ngoài tăng tỷ lệ phòng ngừa rủi ro với chứng khoán Mỹ

Lo ngại USD suy yếu, giới đầu tư nước ngoài tăng tỷ lệ phòng ngừa rủi ro với chứng khoán Mỹ

Trước nguy cơ đồng đô la tiếp tục suy yếu và mất dần vai trò cân bằng trong danh mục đầu tư, các nhà quản lý tài sản quốc tế đang chủ động gia tăng tỷ lệ phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với cổ phiếu Mỹ. Sự thay đổi này phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng về bất ổn chính sách tại Mỹ và tác động lan tỏa của biến động tiền tệ lên hiệu suất đầu tư toàn cầu.