Biến động hàm ý Yên Nhật suy giảm báo hiệu cặp tiền suy yếu?

Biến động hàm ý Yên Nhật suy giảm báo hiệu cặp tiền suy yếu?

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

09:33 26/02/2024

Các trader cặp USDJPY có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn khi khả năng can thiệp từ chính phủ tăng cao và các kỳ vọng về lãi suất tại Mỹ.

Các chuyên gia chiến lược cho biết mức biến động hàm ý 1 tháng của USD/JPY - thước đo sự biến động dự kiến, có thể giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2022. Củng cố cho điều đó là phạm vi giao dịch của cặp tiền đang dần thu hẹp lại.

Chuyên gia chiến lược Fx cấp cao David Forrester tại Credit Agricole CIB ở Singapore cho biết: “USDJPY dường như bị kẹt giữa việc Bộ Tài chính đe dọa can thiệp, trong khi BOJ lại hạ kỳ vọng xoay trục khiến cặp tiền tiếp đà giảm".

Mức biến động nhàm ý 1 tháng của USD/JYP tăng mạnh 8.14% vào tuần trước khi các nhà đầu tư cân nhắc đến quyết định chính sách tiền tệ của BoJ vào ngày 19/03. Sự phục hồi đó có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Forrester cho biết kỳ vọng suy yếu về lãi suất Fed sau dữ liệu lạm phát Mỹ, cũng đang hạn chế phạm vi giao dịch của USDJPY từ hơn 200 pips về 75 pips. Cặp tiền có vẻ dễ bị mắc kẹt ở mức gần 150.00, các trader option sẽ theo dõi để xem liệu dữ liệu lạm phát của Nhật Bản vào ngày 27/0 02 có thể đưa cặp tiền phá vỡ phạm vi hẹp hay không. Thống đốc BoJ Kazuo Ueda tuần trước đã bày tỏ sự tự tin vào triển vọng lạm phát ổn định, điều mà một số nhà phân tích cho rằng đó là dấu hiệu ban đầu của sự xoay trục.

Trưởng bộ phận giao dịch Fx option tại Nomura International Ruchir Sharma cho biết: “Chúng tôi cho rằng biến động trong một tháng sẽ giảm xuống khu vực 6.25 - 6.75 trong những tuần tới”. Ông nói nguyên nhân không chỉ do các yếu tố giữ cặp tiền tệ nằm trong phạm vi hẹp mà còn do các yếu tố giao dịch phát sinh. Sharma cho biết một số khách hàng mua quyền chọn bán để hưởng lợi từ việc cặp tiền này tăng nhẹ trong những tuần tới. Ông nói: “Dealers sẽ cần phải bán biến động hàm ý của USD/JPY để phòng vệ cho đà tăng của cặp tiền, từ đó làm giảm thêm mức biến động”.

Quyền chọn mua sẽ là phù hợp với điều kiện ngược lại. Trong trường hợp này, giá trị của quyền chọn mua tăng khi USDJPY tăng, với điều kiện rằng nếu cặp tiền tệ tăng đủ cao để đạt mức giá thực hiện trước khi hợp đồng đáo hạn.

Những dữ liệu kinh tế quan trọng của châu Á trong tuần này:

  • Thứ Hai, ngày 26 tháng 2: Dữ liệu PPI dịch vụ tháng 1 của Nhật Bản, sản xuất công nghiệp tháng 1 của Singapore
  • Thứ Ba, ngày 27 tháng 2: CPI tháng 1 của Nhật Bản, Đơn hàng xuất khẩu tháng 1 của Đài Loan và số dư tài khoản vãng lai quý 4
  • Thứ Tư, ngày 28 tháng 2: Quyết định lãi suất và tuyên bố chính sách tiền tệ của New Zealand, CPI tháng 1 của Úc
  • Thứ Năm, ngày 29 tháng 2: GDP quý 4 của Ấn Độ, doanh số bán lẻ tháng 1 của Úc và chi tiêu đầu tư tư nhân trong quý 4, niềm tin kinh doanh của New Zealand, sản xuất công nghiệp Nhật Bản và bài phát biểu Takata của BoJ, sản xuất công nghiệp Đài Loan và GDP quý 4, cán cân thương mại và tài khoản vãng lai của Thái Lan
  • Thứ Sáu, ngày 1 tháng 3: PMI Trung Quốc, phát biểu của Orr từ RBNZ, cán cân thương mại của Hàn Quốc, CPI của Indonesia, niềm tin của người tiêu dùng New Zealand.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc và lợi suất TPCP sụt giảm xuống gần mức thấp kỷ lục khi giới đầu tư chuẩn bị đối mặt với hậu quả từ cuộc xung đột thương mại ngày càng trầm trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế

Châu Á đang gánh chịu phần lớn tác động từ đợt áp thuế mới của Mỹ, điều này được dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực thông qua việc làm suy yếu hoạt động đầu tư kinh doanh và niềm tin thị trường – từ đó tạo áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đẩy mạnh cắt giảm lãi suất.
Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh

Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.
Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề

Tổng thống Donald Trump vừa 'tung đòn' phản bác vào hệ thống thương mại toàn cầu mà ông từ lâu cho là bất công—một loạt thuế quan đánh thẳng vào các đối tác thương mại của Mỹ trên khắp thế giới, đẩy châu Á và châu Âu vào thế khó hơn bao giờ hết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ