Ả-rập Saudi và Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung dầu tự nguyện

Ả-rập Saudi và Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung dầu tự nguyện

07:54 06/09/2023

Ả Rập Saudi và Nga đã kéo dài việc giới hạn nguồn cung dầu tự nguyện thêm 3 tháng nữa, một động thái mạnh mẽ hơn so với những gì các thị trường mong đợi khi các thành viên OPEC+ này cố gắng hỗ trợ khi thị trường toàn cầu đang rất dễ bị tổn thương.

Hai quốc gia OPEC sẽ tiếp tục giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày cho đến tháng 12, theo tuyên bố của Cơ quan thông tấn Saudi vào thứ Ba. Hành động này sẽ duy trì sản lượng ở mức khoảng 9 triệu thùng mỗi ngày - mức thấp nhất trong vài năm qua - trong tổng cộng sáu tháng.

Việc Nga cắt giảm sản lượng xuất khẩu 300,000 thùng/ngày sẽ được kéo dài trong cùng thời gian, theo tuyên bố riêng của Phó Thủ tướng Alexander Novak.

"Theo tuyên bố được công bố bởi SPA, quyết định cắt giảm tự nguyện này sẽ được xem xét hàng tháng để cân nhắc liệu nên tiếp tục cắt giảm hay tăng sản lượng.” Ả Rập Saudi đang nhắm mục tiêu hỗ trợ "sự ổn định và cân bằng trên thị trường dầu."

Thị trường dầu thô toàn cầu đang ngày càng thắt chặt khi nhu cầu tăng lên mức kỷ lục, và đà tăng kể từ mùa hè đã tiếp tục mặc dù có nhiều lo ngại về tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc. Việc kéo dài cắt giảm sản lượng của Riyadh và Moscow gây bất ngờ khi thị trường kỳ vọng chỉ gia hạn thêm một tháng, đẩy giá dầu Brent tăng 1.54% lên 90.37 USD .

Ả Rập Saudi đã công bố cắt giảm nguồn cung của họ vào tháng 7, kể cả khi sau khi các thành viên trong khối OPEC+ đã cắt giảm sản lượng. Với hầu hết các thành viên trong khối mất mát sản lượng do thiếu đầu tư và sự cố vận hành, Riyadh đã chọn thực hiện một sáng kiến ​​lớn để hỗ trợ giá dầu một cách độc lập.

Các quốc gia tiêu thụ chính đã chỉ trích Ả-rập Saudi và các đối tác có liên quan vì sự can thiệp này, ngay khi nhu cầu nhiên liệu toàn cầu đang tăng lên mức kỷ lục và hàng tồn kho đang giảm sút. Họ cảnh báo rằng lạm phát có thể sẽ tiếp tục tăng gây áp lực lên người tiêu dùng và đe dọa sự phục hồi kinh tế.

Việc bảo vệ thị trường đã đòi hỏi một mức giá đắt đỏ đối với Ả Rập Saudi. Quốc gia này đã phải đối mặt với sự đièu chỉnh giảm mạnh nhất về dự báo tăng trưởng kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế do giảm sản lượng bán hàng. Tuy nhiên, điều này dường như là một cái giá chấp nhận được đối với quốc gia này khi giá dầu hiện tại đang neo ở ngưỡng gần 100 USD/thùng để bù đắp các dự án chi tiêu tham vọng của Hoàng tử Mohammed bin Salman.

"Không có dấu hiệu cho thấy Ả Rập Saudi sẽ thay đổi chiến lược đánh vào giá thay vì khối lượng bán ra của họ," Bjarne Schieldrop, chuyên gia phân tích hàng hóa trưởng tại SEB AB nói.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn

OPEC+ đang tăng tốc độ tăng sản lượng dầu bằng cách bổ sung thêm 411.000 thùng mỗi ngày trong tháng 5. Ả Rập Xê Út hiện đang đối mặt với áp lực ngân sách, cần giá dầu ở mức 96.20 USD/thùng để hòa vốn do các khoản chi tiêu lớn cho kế hoạch Vision 2030. Quốc gia này cũng đang tìm cách tận dụng mức thuế nhập khẩu thấp của Mỹ để phát triển ngành sản xuất và đầu tư mạnh vào khai khoáng nhằm gia tăng nguồn thu ngoài dầu mỏ.
Vàng tăng giá mạnh do nhu cầu trú ẩn an toàn và chỉ số CPI của Mỹ hạ nhiệt

Vàng tăng giá mạnh do nhu cầu trú ẩn an toàn và chỉ số CPI của Mỹ hạ nhiệt

Giá vàng đang tăng mạnh và bạc tăng vừa phải trong phiên Mỹ vào thứ Năm. Nhu cầu trú ẩn an toàn tăng lên do lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và báo cáo lạm phát của Mỹ hạ nhiệt đang cung cấp chất xúc tác tăng giá cho các nhà giao dịch kim loại quý vào cuối tuần này. Ngoài ra, vẫn còn một số lo lắng về sự ổn định của thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ, mặc dù ít hơn so với 24 giờ trước.
Giá vàng tăng vọt khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, lấn át tác động từ việc hoãn áp thuế của Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng tăng vọt khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, lấn át tác động từ việc hoãn áp thuế của Trump

Giá vàng tiếp tục tăng mạnh, tiến gần đến mức cao kỷ lục, khi nhu cầu trú ẩn an toàn vẫn vững vàng giữa bối cảnh căng thẳng thương mại với Trung Quốc leo thang, bất chấp việc Tổng thống Donald Trump tạm hoãn áp thuế đối với hầu hết các quốc gia trong 90 ngày.
Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý

Đợt tăng vọt gần đây của vàng lên mức cao kỷ lục đã khiến nhiều người liên tưởng đến lần cuối cùng giá vàng lập đỉnh do biến động chính trị và kinh tế – đó là vào năm 1980. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho rằng bản chất của đợt tăng lần này – và khả năng duy trì của nó – có nhiều điểm khác biệt.
Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương

Giá vàng đã thu hẹp mức giảm trước đó vào thứ Hai, khi một phần nhu cầu trú ẩn an toàn quay trở lại và hoạt động mua mạnh từ các ngân hàng trung ương hỗ trợ giá sau khi vàng rơi xuống mức thấp nhất trong hơn ba tuần. Trong khi đó, các nhà phân tích vẫn duy trì cái nhìn tích cực về kim loại quý này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ