6 nghìn tỷ USD tiền mặt ngoài thị trường "bất động" khi Fed trì hoãn xoay trục

6 nghìn tỷ USD tiền mặt ngoài thị trường "bất động" khi Fed trì hoãn xoay trục

Đoàn Phương Thảo

Đoàn Phương Thảo

Junior Analyst

08:15 20/02/2024

Đầu năm nay, nhiều nhà phân tích dự báo tiền mặt là loại tài sản không được giới đầu tư ưa thích, tuy nhiên thực tế thì hoàn toàn ngược lại.

Dữ liệu của Viện Công ty Đầu tư cho thấy các nhà đầu tư đã bổ sung thêm 128 tỷ USD vào các quỹ thị trường tiền tệ của Mỹ kể từ đầu năm. Các công ty đang có lượng tiền mặt kỷ lục 4.4 nghìn tỷ USD vào cuối quý III.

Điều này hoàn toàn trái ngược với dự báo vài tháng trước, khi nhiều người cho rằng giới đầu tư sẽ không ưa thích tiền mặt khi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu cắt giảm lãi suất khiến việc cầm tiền trở nên kém hấp dẫn hơn.

Nhưng rất nhiều điều đã thay đổi kể từ đó. Kỳ vọng về thời điểm nới lỏng chính sách đã vấp phải sự phản đối của nhiều nhà phân tích. Khi Ngân hàng trung ương càng mất nhiều thời gian để bắt đầu hạ lãi suất, thì tiền mặt được giữ trong các quỹ thị trường tiền tệ càng lâu sẽ có thể kiếm được 4%, 5% lợi nhuận.

Thêm vào đó là các giám đốc điều hành công ty dường như không vội tiêu tiền sau đại dịch và những người gửi tiền vẫn lo lắng về viễn cảnh suy thoái của hệ thống ngân hàng. Tất cả các dấu hiệu đều cho thấy năm 2024 là một năm quan trọng đối với tiền mặt.

Peter Crane, chủ tịch của Crane Data, công ty theo dõi quỹ thị trường tiền tệ, cho biết: “Sự nhạy cảm của thị trường đối với lãi suất vẫn đang lan rộng, thậm chí rất nhiều tiền vẫn đang được dự trữ.”

Tiền mặt đã là một lựa chọn bị bỏ qua từ lâu trong hầu hết thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính khi Fed giữ lãi suất gần bằng 0. Nhưng điều đó đã thay đổi sau chu kỳ tăng lãi suất kéo dài ba năm và đại dịch đã khiến thị trường đổ xô tìm "hầm trú ẩn".

Vào năm 2022, Fed đã thực hiện chu kỳ thắt chặt mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ, đưa lãi suất lên trên 5%, tất cả mọi người từ các nhà quản lý tài sản đến các nhà đầu tư nhỏ lẻ đều bị cuốn vào sức hấp dẫn của các quỹ thị trường tiền tệ, tín phiếu kho bạc và các tài sản ngắn hạn khác Thị trường không còn hứng thú với việc kiếm được tiền lãi ít ỏi từ tiền gửi ngân hàng.

Kết quả là, hơn 1 nghìn tỷ USD đã chảy vào các quỹ tiền tệ vào năm ngoái, mức đỉnh được ghi nhận trong hồ sơ ICI kể từ năm 2007.

Việc tăng lãi suất đã khiến lợi suất ngắn hạn tăng vọt và khiến TPCP Mỹ kỳ hạn 3 tháng hiện có lãi suất khoảng 5.37%, cao hơn 1 điểm phần trăm so với kỳ hạn 10 năm. Trong khi sự đảo ngược đường cong lợi suất là dấu hiệu cảnh báo về một cuộc suy thoái kinh tế, việc kiếm được nhiều tiền mặt hơn ở các quỹ ngắn hạn khó có thể thay đổi nhanh chóng như vậy.

Giờ đây, với việc các nhà hoạch định chính sách đang phát tín hiệu chuyển hướng sang cắt giảm lãi suất, cuộc tranh luận đang diễn ra về việc "bức tường" tiền mặt sẽ tồn tại bao lâu.

Cuối năm ngoái, Jeffrey Rosenberg tại BlackRock Financial Management cho biết ông đang mong đợi một lượng lớn tài sản quỹ tiền tệ trị giá 6 nghìn tỷ USD sẽ chuyển sang những nơi như cổ phiếu, tín dụng và thậm chí xa hơn là TPCP. Citi Global Wealth và UBS Asset Management nằm trong số các công ty có quan điểm tương tự .

Các chiến lược gia tại JPMorgan do Teresa Ho đứng đầu lại cho rằng chỉ khoảng 500 tỷ USD có nguy cơ "bốc hơi" vì phần lớn số tiền trong đó được sử dụng cho mục đích quản lý tiền mặt hoặc thanh khoản.

Tuần trước, chiến lược gia Joseph Abate của Barclays đã nói: Sso với thu nhập dự kiến, tiền mặt tương đối hấp dẫn” khi ông so sánh thu nhập dự kiến ​​trên mỗi cổ phiếu của S&P 500 trong 12 tháng tới với lãi suất quỹ liên bang.

Điều đó được chứng minh bằng dữ liệu ICI cho thấy các nhà đầu tư bán lẻ chiếm khoảng 80% trong số 1.198 nghìn tỷ USD đã chảy vào quỹ tiền kể từ tháng 3 năm 2022.

Một số tập đoàn đã tăng cường nắm giữ quỹ tiền tệ. Meta Platforms, công ty mẹ của Facebook, đã tăng lượng tiền phân bổ cho các quỹ tiền tệ từ 29.6 tỷ USD lên 32.9 tỷ USD, theo hồ sơ gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch. Amazon có quỹ tiền tệ trị giá 39.2 tỷ USD vào cuối năm 2023 từ mức 20.4 tỷ USD của quý trước đó.

Qualcomm, nhà cung cấp bộ xử lý điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, đã tăng lượng nắm giữ quỹ thị trường tiền tệ vào năm 2023, trong khi tiền và các khoản tương đương tiền của công ty này đã tăng từ 4.88 tỷ USD lên 8.13 tỷ USD tính đến ngày 24 tháng 12 năm 2023.

Akash Palkhiwala, giám đốc tài chính và điều hành, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Đối với chúng tôi, số dư tiền mặt thực sự mang tính linh hoạt về mặt chiến lược. Vì vậy, nếu bạn nhìn vào số dư tiền mặt của chúng tôi, phần lớn trong số đó được đầu tư vào các quỹ thị trường tiền tệ.”

Theo Tony Carfang, giám đốc điều hành của Carfang Group, lượng tiền mặt của doanh nghiệp đã tăng lên 16% tính đến quý III năm ngoái từ mức 12% vào tháng 3 năm 2020 do cú sốc thanh khoản do Covid gây ra. Ông nói, đó là thêm 1 nghìn tỷ USD tiền mặt mà các công ty đang tích trữ, đồng thời lưu ý rằng tổng số tiền đạt tới 4.4 nghìn tỷ USD trong quý III.

Đối với các nhà đầu tư đang tìm cách bảo toàn thu nhập, Jerome Schneider, người đứng đầu bộ phận quản lý danh mục đầu tư ngắn hạn và cấp vốn tại Pacific Investment Management, khuyến khích khách hàng bắt đầu bổ sung mức độ rủi ro lãi suất.

Theo Crane, ngay cả khi cắt giảm lãi suất, dự trữ tiền mặt vẫn không thay đổi, ông kỳ vọng lượng tiền nắm giữ trong quỹ tiền tệ sẽ đạt 7 nghìn tỷ USD trong năm nay, do những bất ổn về hệ thống ngân hàng và lượng tiền gửi không được bảo hiểm.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang dưới thời Tổng thống Donald Trump, các ông lớn Phố Wall như Goldman Sachs và BlackRock đồng loạt phát đi tín hiệu cảnh báo về triển vọng ảm đạm của thị trường chứng khoán. Goldman nâng xác suất suy thoái kinh tế Mỹ lên 45% và lo ngại thị trường đang bước vào giai đoạn giảm điểm kéo dài theo chu kỳ, trong khi BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ và chuyển hướng sang tài sản trú ẩn. Những dấu hiệu căng thẳng trên thị trường tài chính toàn cầu đang ngày một rõ nét.
Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất

Xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị bóp nghẹt bởi các mức thuế quan của Donald Trump, bất kể Tổng thống Mỹ có áp thêm mức thuế 50% như ông đe dọa hôm thứ Hai hay không. Vấn đề đối với Bắc Kinh là người tiêu dùng trong nước sẽ cần được chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nữa để hấp thụ phần công suất dư thừa đó.
Châu Âu chuẩn bị huy động 7 tỷ euro trái phiếu giữa cơn bão thuế quan
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Châu Âu chuẩn bị huy động 7 tỷ euro trái phiếu giữa cơn bão thuế quan

Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách huy động 7 tỷ euro (tương đương 7.7 tỷ USD) trên thị trường trái phiếu sơ cấp vào thứ Ba, thông qua việc mở lại hai mã trái phiếu hiện có, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang xử lý những xáo trộn do các biện pháp thuế quan mới của Mỹ gây ra.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới

Các nhà giao dịch đang nhanh chóng điều chỉnh dự báo về việc Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nới lỏng chính sách khi căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ gia tăng. Chỉ số đo lường kỳ vọng của thị trường đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 5 năm qua và đang tiến gần đến mức thấp nhất kể từ năm 2008.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc và lợi suất TPCP sụt giảm xuống gần mức thấp kỷ lục khi giới đầu tư chuẩn bị đối mặt với hậu quả từ cuộc xung đột thương mại ngày càng trầm trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ